Đây là trường hợp thực thi pháp luật đầu tiên tại đại lục áp dụng bộ luật chưa từng có tiền lệ về trí tuệ nhân tạo (AI), cho thấy nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh và kiểm soát việc sử dụng công nghệ ngày càng tiên tiến này.
Theo đó, cảnh sát tỉnh Cam Túc, Tây bắc Trung Quốc đã bắt giữ người đàn ông họ Hong với cáo buộc bịa đặt tin tàu hoả tai nạn làm 9 người thiệt mạng.
Cơ quan chức năng cho biết, đã có hơn 20 tài khoản lan truyền tin giả này trên nền tảng blog của Baidu - gã khổng lồ tìm kiếm của Trung Quốc, thu hút hơn 15.000 lượt xem.
Hong được cho là đã sử dụng ChatGPT để tạo ra các phiên bản khác nhau của bài báo giả để vượt qua bài kiểm tra trùng lặp trên nền tảng do Baidu sở hữu.
Nhà chức trách bắt giữ Hong theo bộ luật đầu tiên liên quan đến “các công nghệ tổng hợp chuyên sâu” mà chính phủ vừa thông qua trong năm nay, trong đó có đề cập đến những công cụ AI được sử dụng để tạo văn bản, hình ảnh, video hay các phương tiện truyền thông khác.
Bắc Kinh đã dự thảo luật quản lý ngay khi ChatGPT phát triển và lan truyền mạnh mẽ, nhằm đón đầu sự trỗi dậy của công nghệ AI. Bộ luật nêu rõ cấm sử dụng các dịch vụ “tổng hợp chuyên sâu” để sản xuất và phổ biến tin tức giả mạo.
Bên cạnh đó, nhiều gã khổng lồ công nghệ đại lục cũng đang thử nghiệm các phiên bản đối thủ với ChatGPT, song chưa đạt được mức độ phổ biến như sản phẩm của OpenAI. Các công ty Trung Quốc buộc phải thận trọng để tránh sự lo ngại của cơ quan quản lý và chính phủ.
(Theo CNBC)
Nhà phát triển ChatGPT lỗ hơn nửa tỷ đô
Chi phí vận hành ChatGPT đắt đỏ khiến OpenAI lỗ 540 triệu USD trong năm 2022, gần gấp đôi một năm trước đó.
Samsung cấm nhân viên dùng ChatGPT
Sau khi phát hiện nhân viên tải các mã nhạy cảm lên ChatGPT, Samsung Electronics đã ban lệnh cấm sử dụng công cụ này và các dịch vụ tương tự.
ChatGPT, chatbot AI ‘hot’ nhất hiện nay, mang đến rủi ro và cơ hội song hành. Nhiều người có nguy cơ mất việc vì nó, song nếu tận dụng tốt, có thể nâng giá trị bản thân.