Vì sao mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể tới được Trái Đất?

Trải qua một số điều kiện phức tạp, các mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể xâm nhập vào không gian, rồi xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất, trước khi rơi xuống hành tinh của chúng ta.


Vì sao mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể tới được Trái Đất? - 1

Theo các nhà khoa học, khoảng cách trung bình giữa Sao Hỏa và Trái Đất là 225 triệu km. Tuy nhiên, nhiều mảnh vỡ thiên thạch từ Sao Hỏa được cho là đã từng va vào bầu khí quyển của Trái Đất, và thậm chí rơi xuống bề mặt hành tinh của chúng ta. Tại sao chúng có thể thực hiện được hành trình phi thường này?


Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech) và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) đã sử dụng khái niệm về "áp suất sốc" - điều mà họ cho rằng các tảng đá trên Sao Hỏa đã từng trải qua trước khi chúng bị đẩy ra khỏi hành tinh và tới được Trái Đất.


Theo mô phỏng, những tảng đá này phải trải qua một hành trình rất dài, từ xuyên qua bầu khí quyển Sao Hỏa, rơi vào không gian chân không, rồi xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất, trước khi đáp xuống hành tinh của chúng ta.


Để tái hiện điều đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một khẩu súng cực mạnh để làm nổ tung những tảng đá bằng đạn bắn ra với tốc độ gấp 5 lần âm thanh.


Theo nhóm nghiên cứu, những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện dưới áp suất sốc 30 gigapascal (GPa), tức gấp 300.000 lần áp suất khí quyển trên Trái Đất ở mực nước biển.


Kết quả phù hợp với các quan sát về thành phần của mẫu đá từ Sao Hỏa, khi một số khoáng chất như plagiocla bắt đầu biến đổi để trở thành maskelynite. Đây là một khoáng chất được tìm thấy trong một số thiên thạch và miệng hố va chạm, sau khi chúng trải qua các quá trình tan chảy, rồi kết tinh lại.


Vì sao mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể tới được Trái Đất? - 2

Với nghiên cứu mới này, các nhà khoa học cuối cùng đã có thể lần theo dấu vết của các thiên thạch trên Sao Hỏa sau những tác động về mặt địa chất ban đầu của hành tinh này. Họ cũng có thêm bằng chứng về thứ khiến chúng nổ tung và bắn đi trong không gian.


"Áp suất xung kích của một thiên thạch càng được mô tả chính xác, thì càng có nhiều khả năng xác định được nguồn gốc của những miệng hố va chạm trên Sao Hỏa", Paul Asimow - Giáo sư địa chất và địa hóa, đại diện của nhóm nghiên cứu, cho biết.


Việc xác định nguồn gốc của những mảnh vỡ cũng có thể giải đáp một trong những thắc mắc lớn nhất của nhân loại, đó là liệu sự sống có thể bắt nguồn từ Sao Hỏa?


Trước đó, nhiều nghiên cứu cho rằng các điều kiện trên Sao Hỏa có thể từng là lý tưởng cho sự sống vào thời điểm ban đầu hình thành nên Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên cho đến nay, điều ngược lại đã xảy ra khi Trái Đất mới là nơi sự sống phát triển, còn Sao Hỏa vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học.









Vi sao manh vo tu Sao Hoa co the toi duoc Trai Dat?


Trai qua mot so dieu kien phuc tap, cac manh vo tu Sao Hoa co the xam nhap vao khong gian, roi xuyen qua bau khi quyen cua Trai Dat, truoc khi roi xuong hanh tinh cua chung ta.

Vì sao mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể tới được Trái Đất?

Trải qua một số điều kiện phức tạp, các mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể xâm nhập vào không gian, rồi xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất, trước khi rơi xuống hành tinh của chúng ta.
Vì sao mảnh vỡ từ Sao Hỏa có thể tới được Trái Đất?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: