Pháo phản lực HIMARS nguy cơ bị ‘soán ngôi’ bởi hệ thống tên lửa vô danh

Pháo phản lực HIMARS trước nguy cơ bị soán ngôi bởi hệ thống tên lửa còn "vô danh" do Israel sản xuất, khi thêm nhiều nước thành viên NATO xem xét trang bị các tổ hợp này.


Đi ngược với nhiều đồng minh NATO, Hà Lan đang chuyển sang sử dụng PULS (Hệ thống phóng chính xác và đa dụng) do Israel sản xuất, thay vì hệ thống pháo phản lực HIMARS nổi tiếng của Mỹ.


HIMARS - biểu tượng chiến tranh hiện đại


Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS là tổ hợp xe tải 6x6 gắn cụm sáu tên lửa M31 GMRL 227mm trang bị dẫn đường GPS có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 50 dặm (80,4 km) với độ chính xác tương đương các cuộc không kích.


Phiên bản M142 nặng 17 tấn là “người anh em” dễ vận chuyển hơn so với M270 MLRS nặng 26,5 tấn, mang hai ống phóng tên lửa cùng loại. M142 cũng có thể phóng một tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS với tầm bắn 190 dặm (305,7 km).


Hệ thống M270 HIMARS với 2 bệ phóng tên lửa dẫn đường hoặc đầu đạn chiến thuật

Kể từ năm 2022, Mỹ đã chuyển giao ít nhất 38 hệ thống HIMARS cho Ukraine, được trang bị tên lửa GMRLS mà không phải tên lửa ATACMS. Những thành công ban đầu của HIMARS trên chiến trường đã mang về cho Washington hàng loạt đơn đặt hàng mới gồm Úc (20), Estonia (6), Latvia (6), Litva (8) và Ba Lan với tuỳ chọn mua lên đến 486 tổ hợp. Trước đó, chỉ có Đài Loan (Trung Quốc) và Romania sở hữu hệ thống pháo phản lực này.


Bỏ qua tổ hợp phổ biến và đã trải qua nhiều cuộc chiến có thể không phải là một lựa chọn dễ dàng, do tính tương đồng của nó cùng các hệ thống M270 HIMARS đang được các đồng minh NATO sử dụng. Trên thực tế, Hà Lan cũng sở hữu 9 tổ hợp M270, có nghĩa là họ cũng quen với hệ thống này hơn.


Vào tháng 2, Mỹ đồng ý bán cho Hà Lan 20 tổ hợp M142 HIMARS, 77 bệ tên lửa đã nạp đạn, tên lửa ATACMS và 17 phương tiện hỗ trợ với giá 670 triệu USD. Tuy nhiên, Israel đang chào giá 133 triệu USD cho 20 tổ hợp PULS, rẻ bằng 1/5 so với hệ thống từ Mỹ, gồm cả tên lửa và rocket sử dụng trong chiến đấu và huấn luyện.


Giải pháp thay thế đa dụng


Hà Lan không phải quốc gia NATO duy nhất vận hành PULS, khi trước đó vào tháng 1, Đan Mạch đã chốt đơn đặt hàng 8 tổ hợp này, đi kèm tên lửa Accular-122 trị giá 70 triệu USD. Ngoài ra, Đức cũng đang nghiêng về khả năng trang bị hệ thống pháo phản lực này cho quân đội. Việc càng nhiều nước đồng minh sử dụng chung một hệ thống có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì, đào tạo và sản xuất đạn dược.


PULS có thể được coi là giải pháp thay thế nhiều tính năng hơn bên cạnh những khả năng tương tự HIMARS, với chi phí rẻ hơn. Cấu hình mặc định PULS gắn hai bệ phóng tên lửa so với một của HIMARS. Sau khi bắn, có thể thay bệ phóng mới trong thời gian dưới 10 phút.


Tổ hợp PULS dễ dàng lắp đặt trên các phương tiện kết hợp nhiều loại tên lửa phục vụ nhiều mục đích tác chiến khác nhau với giá thành rẻ hơn HIMARS.

Không giống như HIMARS, PULS có thể được bắt vít trên nhiều loại phương tiện, mở ra khả năng tận dụng các phương tiện có sẵn trong kho vận của khách hàng. Tiền thân của hệ thống này là xe tải phóng rocket 6x6 Lynx của IMI (Công nghiệp quân sự Israel). Đơn vị pháo binh của lực lượng phòng vệ Israel đang vận hành PULS trên các xe tải Oshkosh 8x8 HEMTT dưới tên gọi Lahav (lưỡi dao).


So với HIMARS, các tên lửa dẫn đường PULS có độ chính xác cao hơn trong cùng phạm vi ngân sách. Hệ thống này cũng mang được nhiều tên lửa hơn, từ đó có khả năng hoạt động lâu hơn trong trận địa. Ngoài ra, PULS có kiến trúc mở phù hợp với các loại đạn mới từ các nhà sản xuất châu Âu trong tương lai gần. Điều này góp phần tăng quyền tự chủ chiến lược của châu Âu. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Christophe Van der Maat

Không chỉ vậy, PULS có thể lắp 6 loại đạn dẫn đường và không dẫn đường khác nhau. Ở phía đuôi, hệ thống có thể gắn thêm hai khoang kín, mỗi khoang chứa 18 quả rocket 122mm, cỡ nòng “tiêu chuẩn” toàn cầu trên pháo phản lực BM-21 Grad nguồn gốc từ Liên Xô. Đạn Grad có giá thành rẻ với tầm bắn lên tới 25 dặm (40,2 km).


Dễ dàng nâng cấp tầm bắn và hoả lực


Đội vận hành có thể đổi sang sử dụng tên lửa Accular-122 dẫn đường GPS do Israel sản xuất, còn gọi là Romach (mũi giáo) được sản xuất vào năm 2017 dành cho các bệ phóng M270 Menatetz tuỳ chỉnh.


Loại đạn này có tầm bắn ngắn hơn, khoảng 22 dặm, nhưng sai số trung bình chỉ trong vòng 5-10 mét, khiến nó có thể trở thành phiên bản HIMARS mini trong trường hợp cần giảm thiểu rủi ro cho dân thường. Tên lửa sẽ rời bệ phóng trong vòng 1 phút sau khi tiếp nhận, có cả phiên bản đầu đạn phân mảnh và xuyên tường.


Tổ hợp PULS do công ty quốc phòng Elbit Israel nghiên cứu phát triển

Hoả lực có thể được tăng cường bằng các bệ phóng thay thế, mỗi bệ phóng chứa 13 tên lửa 160 mm (tổng cộng 26 quả) từ hệ thống tên lửa LAR-160 của Israel. Lúc này, PULS có tầm bắn 28 dặm, và 25 dặm với phiên bản Accular-160 có dẫn đường.


Để tấn công mục tiêu ở xa hơn, PULS có thể lắp hai cụm phóng, chứa bốn tên lửa dẫn đường 306mm EXTRA với tầm bắn 93 dặm. HIMARS trong vài năm tới cũng sẽ đạt được khoảng cách này với biến thể GMLRS-ER 227mm đang được sản xuất hàng loạt trong năm nay.


Với khoảng cách xa hơn nữa, PULS có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Predator Hawk với tầm bắn 186 dặm, tương đương đạn ATACMS của Mỹ. Tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly tối đa trong 8 phút (tốc độ trung bình Mach 1,8) với đầu đạn nặng 308 pound. Cả tên lửa EXTRA và Predator HAWK đều có sai số khoảng 10 mét.


Tên lửa hành trình cận âm Delilah cũng là đầu đạn có thể phóng từ hệ thống này, dù bay thấp hơn và chậm hơn, với khoảng cách tối đa 155 dặm, song có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, đến nay Israel dường như chưa xuất khẩu Delilah.


Để dễ so sánh, PULS có thể phóng 8 tên lửa 300mm so với 6 tên lửa 227mm của HIMARS, hoặc nó có thể mang 4 tên lửa chiến thuật thay vì 1 so với hệ thống của Mỹ.


So với các hệ thống pháo thời Liên Xô, PULS có hiệu quả tương tự các hệ thống tên lửa BM-21, BM-27 và BM-30, cũng như dòng tên lửa OTR-21 Tochka cũ hơn.


(Theo PopularMechanics)









Phao phan luc HIMARS nguy co bi ‘soan ngoi’ boi he thong ten lua vo danh


Phao phan luc HIMARS truoc nguy co bi soan ngoi boi he thong ten lua con "vo danh" do Israel san xuat, khi them nhieu nuoc thanh vien NATO xem xet trang bi cac to hop nay.

Pháo phản lực HIMARS nguy cơ bị ‘soán ngôi’ bởi hệ thống tên lửa vô danh

Pháo phản lực HIMARS trước nguy cơ bị soán ngôi bởi hệ thống tên lửa còn "vô danh" do Israel sản xuất, khi thêm nhiều nước thành viên NATO xem xét trang bị các tổ hợp này.
Pháo phản lực HIMARS nguy cơ bị ‘soán ngôi’ bởi hệ thống tên lửa vô danh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: