21 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại cần cảnh giác

(VnMedia) - Thời gian gần đây, hàng loạt hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và qua điện thoại khiến nhiều người bị mắc bẫy, thiết hại về vật chất cho bản thân, gia đình. Hãy cùng chúng tôi “vạch mặt” những chiêu thức lừa đảo này…


1. Giả danh cơ quan pháp luật


Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.


Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.


2. Giả danh nhân viên ngân hàng


Những kẻ giả danh thuê gười lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo "nhân sự" gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.


21 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại cần cảnh giác - Ảnh 1.


3. Lừa nâng cấp sim 4G


Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó


4. Lừa đảo trúng thưởng


Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại...), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.


5. Bẫy tình trên mạng xã hội


Tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn dùng “bẫy tình” để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức, chuyên nghiệp.


Đối tượng lừa đảo nhắm tới những phụ nữ có hoàn cảnh éo le hay sống độc thân, khi sử dụng điện thoại, máy tính truy cập mạng xã hội. Sau khi đã làm thân, quen biết, đối tượng lừa đảo giả thông tin gửi tiền, quà về cho bạn gái. Sau đó giả là nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà.


6. Tuyển cộng tác viên bán hàng


Đối tượng lừa đảo với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.


7. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội


Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.


8. Chuyển tiền làm từ thiện


Đối tượng gửi link web và yêu cầu người cần nhận tiền làm từ thiện nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng… để nhận tiền. Nạn nhân nhập thông tin xong, số tiền trong tài khoản của họ “không cánh mà bay”.


9. Cho số lô, số đề để đánh


Đánh vào lòng tham của con người, nhiều trang mạng xã hội liên tục gửi đến người dùng thông tin dưới danh nghĩa "Xổ số kiến thiết Miền Bắc, xổ số kiến thiết miền Nam". Đối tượng tự xưng là cho số đề là số chuẩn, nếu không đúng sẽ được hoàn phí.


10. Hack facebook, zalo... để mượn tiền


Đối tượng lừa đảo chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo... nhắn tin cho bạn bè, người nhân của chủ facebook, zalo để hỏi mượn tiền.


11. Giả danh nhân viên y tế


Gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.


12. Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn kích hoạt dịch vụ


Đối tượng lừa đảo gửi link trong tin nhắn điện thoại, yêu cầu kích hoạt dịch vụ. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng.


13. Lập sàn giao dịch ảo


Gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt.


14. Mua bán hàng trực tuyến


Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.


15. Chuyển tiền nhầm để ép vay


Đối tượng lừa đảo sẽ chuyển một khoản tiền vào tài khoản nạn nhân. Sau một thời gian, đối tượng gọi điện yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.


16. Mạo danh công ty tài chính


Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.


17. Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông


Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.


18. Gọi điện thoại khủng bố


Gọi điện thoại khủng bố, đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của nạn nhân.


19. Giả danh lãnh đạo


Lập Facebook, Zalo... rồi sử dụng uy tín của lãnh đạo của nạn nhân, nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.


20. Giả danh nhân viên viễn thông


Đối tượng giả danh nhân viên tổng đài các doanh nghiệp viễn thông, yêu cầu khách hàng đóng cước với số tiền lớn hoặc hù dọa, gây hoang mang cho khách hàng.


21. Khóa thuê bao điện thoại


Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.


người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.


Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội...


Cần làm gì để không bị mất tiền oan?


Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xã nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền "việc nhẹ, lương cao" trên mạng đều là lừa đảo.


Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.


Lấy link







21 hinh thuc lua dao qua mang xa hoi va dien thoai can canh giac


(VnMedia) - Thoi gian gan day, hang loat hinh thuc lua dao qua mang xa hoi va qua dien thoai khien nhieu nguoi bi mac bay, thiet hai ve vat chat cho ban than, gia dinh. Hay cung chung toi “vach mat” nhung chieu thuc lua dao nay…

21 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại cần cảnh giác

(VnMedia) - Thời gian gần đây, hàng loạt hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và qua điện thoại khiến nhiều người bị mắc bẫy, thiết hại về vật chất cho bản thân, gia đình. Hãy cùng chúng tôi “vạch mặt” những chiêu thức lừa đảo này…
21 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại cần cảnh giác
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: