Cuộc đua số hóa thổi bùng nhu cầu ‘bất động sản’ dữ liệu Việt Nam

Với sự ổn định về vị trí địa lý và ít xảy ra thiên tai như động đất, Việt Nam có những đặc điểm cần và đủ để trở thành một thị trường trung tâm dữ liệu lớn trong khu vực.


Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển


Một trong những thị trường Data Center (DC) phát triển nhanh nhất và đang trên đà trở thành lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới chính là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có được là nhờ vào các thị trường đã đạt tới gigawatt như Tokyo và Thượng Hải cùng với các thị trường cấp 1 như Singapore, Hồng Kông, Mumbai, Sydney và Seoul. Bên cạnh đó, các thị trường Đông Nam Á mới nổi như Hà Nội, TP.HCM, Bangkok, Kuala Lumpur và Jakarta... cũng góp phần vào sự tăng trưởng này.


Theo Savills, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt 858 triệu USD vào năm 2020, trong khi năm 2019 đạt mức 728 triệu USD. Thị trường này cũng đồng thời được dự báo có tốc độ tăng trưởng đạt gần 15%/năm cho đến năm 2026.


Cuộc đua số hóa thổi bùng nhu cầu "bất động sản" dữ liệu Việt Nam

Ghi nhận của Cushman & Wakefield, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 27 DC của 11 doanh nghiệp đặt tại các thành phố lớn với đa dạng về quy mô, chất lượng và tiêu chuẩn. Tổng cộng Việt Nam hiện có từ 18.000-20.000 Rack. Số Rack đang sử dụng tại Việt Nam phần lớn có mật độ công suất thấp, số Rack công suất cao chỉ chiếm cỡ 20%. Hiện các DC ở Việt Nam tập trung phần lớn ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Trong đó, miền Bắc chiếm 46,48%, miền Nam chiếm 35,13% và miền Trung chiếm 18,39%. Tỷ lệ này có sự chênh lệch bởi các trung tâm dữ liệu lớn tập trung chính ở các bộ, ngành khu vực phía Bắc.


Tổng thể thị trường ước tính khoảng 45MW, với một số nhà khai thác và nhà phát triển mới đang mong muốn bổ sung thêm nguồn cung vào thị trường trong ngắn hạn đến trung hạn.Trong đó, khoảng 80% trung tâm dữ liệu được vận hành bởi các công ty viễn thông địa phương. Tệp khách hàng trung tâm dữ liệu chủ yếu đến từ ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và công nghệ thông tin, chính phủ.


Bên cạnh sự phát triển của thị trường, Nhà nước Việt Nam cũng tạo ra nhiều cơ hội từ những chính sách, quy định. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra ngày 18/12/2022, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gọi năm 2023 là năm dữ liệu số Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ ra một số nhiệm vụ của năm 2023 mà Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện: “Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cầm nhịp về năm dữ liệu, tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu. Tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số”.


Trước đó, ngày 15/8/2022, Chính phủ Việt Nam đã chính thức ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định về lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Có thể thấy, thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.


Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

DC tại Việt Nam phát triển cả về quy mô và chất lượng


Tháng 05/2022, CMC Telecom đã “mạnh tay” đầu tư và chính thức đưa vào hoạt động DC Tân Thuận an toàn và hiện đại tại Việt Nam và APAC. Đây là Data Center được B-Barcelona Singapore thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất cho một DC hiện đại như PCI DSS, TVRA (Threat Vulnerability & Risk Assessments), ISO 27001:2013/ ISO 9001:2015… và đặc biệt là chứng chỉ Uptime Tier III cho cả thiết kế và xây dựng. CMC Data Center Tân Thuận có diện tích sàn sử dụng 5.000 m² và 3.110 m2 dành cho thiết bị CNTT (white space) với quy mô 1.200 tủ rack, 1.603 m2 dành cho hệ thống điện, ắc quy và 287 m2 dành cho hệ thống UPS. Ngoài ra, tải trọng sàn mỗi tầng lên đến 1.500 kg/m2, đưa Tân Thuận Data Center thành DC tiêu chuẩn quốc tế.


CMC Data Center Tân Thuận an toàn và hiện đại

Cuối năm ngoái, VNG đưa vào khai thác trung tâm dữ liệu thứ 2 có quy mô 7.800 m2, diện tích sàn sử dụng 12.400 m2. VNG Data Center sẽ cung cấp 410 tủ rack (tủ lắp đặt server), sau đó sẽ mở rộng lên đến 1.600 tủ rack.


Trước đó, tháng 10/2022, Viettel cũng ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud có hạ tầng Data Center nhiều nhất Việt Nam với 13 trung tâm, quy mô hơn 9.000 tủ rack, trên 60.000 m2 mặt sàn. Viettel cho biết, sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng vào Viettel Cloud để mở rộng quy mô lên 17.000 tủ rack vào năm 2025.


Như vậy, đến hết năm 2022, Việt Nam đã có khoảng 30 trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, đi vào hoạt động với doanh thu gần 5.000 tỷ đồng/năm.


Thúy Ngà









Cuoc dua so hoa thoi bung nhu cau ‘bat dong san’ du lieu Viet Nam


Voi su on dinh ve vi tri dia ly va it xay ra thien tai nhu dong dat, Viet Nam co nhung dac diem can va du de tro thanh mot thi truong trung tam du lieu lon trong khu vuc.

Cuộc đua số hóa thổi bùng nhu cầu ‘bất động sản’ dữ liệu Việt Nam

Với sự ổn định về vị trí địa lý và ít xảy ra thiên tai như động đất, Việt Nam có những đặc điểm cần và đủ để trở thành một thị trường trung tâm dữ liệu lớn trong khu vực.
Cuộc đua số hóa thổi bùng nhu cầu ‘bất động sản’ dữ liệu Việt Nam
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: