Chuyên gia bình luận mảng tin tức công nghệ của kênh truyền hình Bloomberg, Tyler Cowen, cho rằng, công nghệ (AI) sẽ có tác động lớn, thay đổi nhiều ngành nghề lao động trên thế giới, tuy nhiên những người tiên phong ứng dụng AI sẽ không trở nên đặc biệt giàu có nhờ công nghệ này.
Chuyên gia dẫn 2 luận cứ hỗ trợ cho lập luận này. Đầu tiên là trường hợp của công nghệ Internet.
Ông Cowen cho rằng, những doanh nhân tận dụng Internet để khởi sự kinh doanh, chứ không phải là những nhà phát triển ban đầu của Internet, mới là người kiếm được nhiều tiền nhất, thụ hưởng được nhiều thành quả nhất từ công nghệ này. Ngay cả vào cuối năm 1992, người ta biết rằng Internet sẽ trở nên vô cùng thiết yếu trong cuộc sống, tuy nhiên việc tìm được con đường để kiếm tiền từ Internet cũng không hề dễ dàng.
Trường hợp thứ hai là ông Julian Gutenberg, người phát minh ra máy in vào vào thế kỷ 15, đã thay đổi ngành công nghiệp in ấn, cho phép sản xuất hàng loạt sách và phổ biến kiến thức nhanh chóng trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, ông không không thể trở nên giàu có từ sáng chế mang tính cách mạng của mình.
Ông Julian Gutenberg là người đặt nền móng cho ngành in ấn hiện đại – Ảnh: Smithsonian libraries and archives
Bài bình luận trên tờ Bloomberg cho rằng, những nhà tiên phong nghiên cứu AI, như mô hình ngôn ngữ lớn kiểu sẽ chưa chắc có thể thu về khối tài sản khổng lồ từ sáng chế của mình.
Theo ông Cowen, trong số rất nhiều ứng dụng AI hiện nay, sẽ có một số lượng nhỏ ứng dụng vươn lên, trở nên ưu việt hơn so với số còn lại. Những công ty như vậy có thể mua phần cứng tốt nhất, thuê nhân tài tốt nhất và quản lý thương hiệu của họ tương đối tốt. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty khác cung cấp dịch vụ kém hơn một chút với giá thấp hơn.
Khi nói đến các Mô hình ngôn ngữ lớn, đã có rất nhiều dịch vụ, với các sản phẩm của Baidu hay Google có mặt trên thị trường. Thị trường tạo ảnh, vẽ tranh bằng công nghệ AI ngày càng nhiều công ty tham gia hơn.
Về góc độ kinh tế, một công ty thống trị lĩnh vực AI có thể giống như Salesforce, nhà cung cấp phần mềm hàng đầu cho tổ chức và doanh nghiệp với các sản phẩm cực kỳ phổ biến. Dù có vị trí thống lĩnh mảng công nghệ phần mềm nhưng định giá của Salesforce vào khoảng 170 tỷ USD, chưa thể so sánh với mức định giá 1 nghìn tỷ USD của một vài gã khổng lổ công nghệ khác.
Mức định giá của OpenAI cón khá khiêm tốn - Ảnh: OpenAI
OpenAI rất nổi tiếng toàn cầu trong vài tháng trở lại đây. OpenAI là một trong những công ty dẫn đầu thị trường AI hiện tại, đã được định giá vào khoảng 29 tỷ USD. Mặc dù vậy, quy mô của OpenAI tương đối nhỏ nếu so sánh với rất nhiều công ty mà nhiều người còn chưa từng nghe tới. Ví dụ như AbbVie, một tập đoàn dược phẩm sinh học, được định giá khoảng 271 tỷ USD, cao hơn gần 10 lần so với OpenAI.
Những người hưởng lợi từ cơn sốt AI
Giữa cuộc tranh luận gay gắt về việc ai sẽ bị bỏ lại trong thị trường việc làm, CEO của Open AI đồng thời là cha đẻ của , Sam Altman đã xoa dịu nỗi sợ bằng cách tuyên bố chatbot mang tính cách mạng của công ty ông và những công nghệ tương tự hiện tại chỉ có thể những người sở hữu nó trở nên giàu có hơn : "Tôi nghĩ AI sẽ chỉ là một lực lượng trao quyền điều hành kinh tế giúp nhiều người trở nên giàu có", Sam Altman đã đăng tải dòng trạng thái này cho 1,3 triệu người theo dõi của ông trên Twitter.
Sam Altman - CEO OpenAI, người được xem như "cha đẻ" của ChatGPT - Ảnh: Business Today
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường lao động tại Mỹ có câu, AI sẽ không đào thải con người, mà những người biết sử dụng AI sẽ đào thải người khác. Bình luận trên trang tin AP cho rằng những người lao động sử dụng AI sẽ vươn tầm so với số đông và trở nên giàu có hơn.
Có vẻ như cơn sốt AI sẽ chưa sớm hạ nhiệt, đi kèm với các ứng dụng thực tế là các cơn sóng đầu cơ. Chỉ cần vài dòng trạng tháng, thông báo sẽ sử dụng AI để tạo nội dung, cổ phiếu của Buzzfeed đã tăng 150% chỉ trong một ngày. Diễn biến khiến nhiều người sững sờ, và một lần nữa mình chứng cơn sốt đầu cơ có thể dễ dàng cuốn bay đám đông như thế nào.
Một nhóm nữa hưởng lợi từ sự phổ biến nhanh chóng của ứng dụng AI như ChatGPT chính là các doanh nghiệp sản xuất phần cứng. Theo Bloomberg, ông Jensen Huang, nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ NVIDIA, là một trong những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phổ biến của công cụ ChatGPT.
Theo thống kê của chuyên trang theo dõi tài sản tỷ phú Bloomberg Billionaire Index, tài sản của ông Jensen Huang đã tăng 33% trong năm nay, lên tới 18,4 tỷ USD. Đây là mức tăng lớn hơn bất cứ vị tỷ phú nào tại Mỹ.
Tài sản của nhà sáng lập Nvidia tăng mạnh nhờ cơn sốt ChatGPT - Ảnh: Bloomberg
NVIDIA ban đầu tập trung vào việc chế tạo bộ xử lý đồ họa và công nghệ chip. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đã bước chân sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng thêm AI, từ ô tô tự hành, robot cho đến việc khai thác tiền mã hóa. Giá cổ phiếu của NVIDIA đã tăng hơn 35% kể từ đầu năm 2023. Điều này phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư đối với tiềm năng của chatbot.
"ChatGPT đã khởi đầu một cuộc chạy đua công nghệ mà trong đó, NVIDIA là người dẫn đầu", ông Christopher Rolland, nhà phân tích cấp cao của Susquehanna Investment Group, cho biết.
Ông Rolland cũng cho biết, đối với người tiêu dùng, chỉ khi chi phí sử dụng AI trở nên thực sự rẻ, thì chúng ta sẽ biết cuộc cách mạng AI đã thực sự đến. Cuối cùng, tác động lớn nhất của AI vẫn sẽ là đối với người dùng chứ không phải nhà đầu tư hay thậm chí là chính nhà phát minh của công nghệ này.
Lấy link