Rút khỏi Nga, các thương hiệu phương Tây tạo cơ hội lớn cho đối thủ Trung Quốc

Trong một năm kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, hàng trăm thương hiệu toàn cầu đã rời khỏi Nga, buộc người Nga phải tìm giải pháp thay thế cho mọi hàng hóa. Trong xu hướng mới, những người được hưởng lợi lớn nhất là các thương hiệu cạnh tranh từ Trung Quốc.


Rút khỏi Nga, các thương hiệu phương Tây tạo cơ hội lớn cho đối thủ Trung Quốc - Ảnh 1.

Điện thoại thương hiệu Xiaomi thu hút khách hàng Nga với chất lượng camera cao nhưng giá cả phải chăng. Ảnh: Xiaomi


Dữ liệu từ ngành công nghiệp sản xuất cho thấy “gã khổng lồ” điện thoại thông minh Xiaomi và nhà sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc nằm trong số những công ty có doanh số bán hàng tăng vọt tại Nga trong những tháng gần đây.


Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu Counterpoint Research, mặc dù iPhone và Samsung Galaxy từng là những sản phẩm bán chạy nhất thì giờ đây các mẫu điện thoại của Xiaomi và Realme lại đang đứng đầu bảng xếp hạng doanh số bán hàng tại thị trường Nga.


Tính đến tháng 12/2021, sản phẩm từ các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị trường điện thoại thông minh Nga. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm, họ đã chiếm lĩnh gần như hoàn toàn, tới 95% thị trường.


Trong khi đó, Samsung và Apple - thường lần lượt giữ vị trí số một và hai - chứng kiến tổng thị phần của hai nhà sản xuất giảm từ 53% xuống chỉ còn 3%.


Thực trạng tương tự cũng xảy ra đối với thị trường ô tô. Trong năm qua, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như Chery và Great Wall Motor đã lọt vào top 10 thương hiệu xe bán chạy tại Nga, trong khi BMW và Mercedes của Đức đã biến mất khỏi top 10. Theo nhà cung cấp dữ liệu Autostat, người Nga đã mua một lượng ô tô Trung Quốc kỷ lục vào 2022. Doanh số bán ô tô Trung Quốc tại nước này đã tăng 7% vào năm 2022, lên 121.800 xe.


Lada, thương hiệu nội địa từng là nhà sản xuất ô tô phổ biến nhất của Nga trước cuộc chiến kinh tế với phương Tây, cũng chứng kiến thị phần tăng từ khoảng 22% lên 28% vào năm 2022.


Giống như Renault, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Hyundai và Kia đã rút khỏi Nga sau xung đột Ukraine. “Nó để lại một lỗ hổng lớn trên thị trường. Và các nhà sản xuất Trung Quốc rất vui khi lấp đầy khoảng trống đó”, Tu Le, người sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết.


Jan Stryjak, Phó Giám đốc của Counterpoint Research, cho hay các hãng điện thoại thông minh Xiaomi, Realme và Honor đã rất nhanh chóng nắm lấy cơ hội. Họ đã tăng các chuyến hàng xuất khẩu đến Nga lần lượt là 39%, 190% và 24% trong quý 3 năm 2022 so với quý trước.


Xiaomi là người hưởng lợi chính, tăng gấp đôi thị phần trong suốt cả năm. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh hiện là nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu của Nga, phần lớn nhờ vào dòng sản phẩm Redmi nổi tiếng, một loạt thiết bị giá cả phải chăng đi với chất lượng camera cao.


Để đối phó với các công ty phương Tây làn sóng rời bỏ thị trường công ty, Nga đã đưa ra các giải pháp thay thế để đáp ứng nhu cầu người dân.


Năm ngoái, chính phủ đã thông qua chính sách “nhập khẩu song song”, cho phép hàng hóa được đưa vào từ các nước láng giềng, chẳng hạn như Kazakhstan.


Nhà phân tích Harshit Rastogi của Counterpoint Research đã viết trong một bài đăng trên blog rằng giải pháp này đã giúp các nhà bán lẻ lớn của Nga tiếp tục bán điện thoại Samsung và Apple sau khi các nhãn hàng thông báo rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, giải pháp trên vẫn đi kèm với rủi ro. Chuyên gia Rastogi lưu ý những người dùng đã mua những chiếc điện thoại này có thể gặp sự cố khi tải xuống các ứng dụng dành cho thiết bị di động đã bị chặn ở Nga, trong khi việc tìm kiếm dịch vụ từ các nhà cung cấp chính thức là “không được đảm bảo”.


Mặc dù các thương hiệu Trung Quốc đang gặt hái lợi nhuận từ lệnh cấm vận của phương Tây, nhưng thị trường Nga được cho là đang bị thu hẹp dần. Năm ngoái, doanh số bán điện thoại thông minh của Nga đã giảm 33% xuống còn 21 triệu. Trong khi đó, thị trường ô tô của Nga thậm chí còn tồi tệ hơn khi giảm gần 60% vào năm 2022 so với năm trước đó.


Theo các nhà phân tích, câu hỏi lớn hiện nay là liệu thị trường có thay đổi mãi mãi hay không.


Stryjak cho biết nếu cuộc chiến ở Ukraine kết thúc, Apple và Samsung có thể sẽ khôi phục các hoạt động tại quốc gia này và nhanh chóng lấy lại doanh số bán hàng. Hay như thương hiệu ô tô Renault vẫn để ngỏ khả năng quay trở lại thị trường Nga.


Ngay cả khi các thương hiệu phương Tây quay trở lại, những nhà sản xuất Trung Quốc vẫn có thể giữ được chỗ đứng của mình, đặc biệt là trong thời gian cần thiết để các thương hiệu quốc tế xây dựng lại chuỗi cung ứng.


Lấy link







Rut khoi Nga, cac thuong hieu phuong Tay tao co hoi lon cho doi thu Trung Quoc


Trong mot nam ke tu khi Nga trien khai chien dich quan su tai Ukraine, hang tram thuong hieu toan cau da roi khoi Nga, buoc nguoi Nga phai tim giai phap thay the cho moi hang hoa. Trong xu huong moi, nhung nguoi duoc huong loi lon nhat la cac thuong hieu canh tranh tu Trung Quoc.

Rút khỏi Nga, các thương hiệu phương Tây tạo cơ hội lớn cho đối thủ Trung Quốc

Trong một năm kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, hàng trăm thương hiệu toàn cầu đã rời khỏi Nga, buộc người Nga phải tìm giải pháp thay thế cho mọi hàng hóa. Trong xu hướng mới, những người được hưởng lợi lớn nhất là các thương hiệu cạnh tranh từ Trung Quốc.
Rút khỏi Nga, các thương hiệu phương Tây tạo cơ hội lớn cho đối thủ Trung Quốc
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: