Sư tử tả xung hữu đột chống đỡ cơn giận giữ của bầy linh cẩu

Với sự tinh ranh kết hợp với sức mạnh bầy đàn, linh cẩu có thể tấn công cả một con sư tử trưởng thành.


Tại đồng cỏ châu Phi, linh cẩu và sư tử là hai kẻ thù "không đội trời chung". Chúng thường không bỏ qua cơ hội để cướp lấy đồ ăn, hay thậm chí triệt hạ lẫn nhau. Một đoạn video được quay tại Khu bảo tồn Quốc gia Masai Mara (Nam Phi) đã ghi lại cảnh chạm trán giữa bầy linh cẩu với một con sư tử đực.


Theo lời kể của những du khách, con sư tử đực dường đã tấn công và giết chết một con linh cẩu mới lớn. Điều này khiến cả đàn linh cẩu nổi điên, và lao vào tấn công để trả thù. Đây là điều hiếm thấy trong tự nhiên, bởi linh cẩu thường giữ khoảng cách với những loài thú đi săn lớn, và chỉ xảy ra xung đột khi tranh giành con mồi.


Trong đoạn video, có thể thấy bất chấp kích thước to lớn của "kẻ thống trị", những con linh cẩu không hề tỏ ra sợ hãi. Với lợi thế số đông, chúng lao tới từ mọi phía, lần lượt cắn vào lưng và đuôi của sư tử khi nó lộ ra sơ hở.


Con sư tử cũng không hề "đứng im chịu trận". Nó tả xung hữu đột và thậm chí quật ngã được một con linh cẩu khác. Chứng kiến đồng đội bị thương, cả đàn linh cẩu lại tiếp tục lao vào để giải cứu.


Thế giằng co giữa 2 bên kéo dài cho tới khi bầy linh cẩu quyết định giữ khoảng cách với con sư tử trưởng thành. Dường như, chúng đã nhận thấy rằng đối thủ quá khó để hạ gục.


Cuối cùng, con sư tử là kẻ chiến thắng với phần thưởng xứng đáng. Đây là điều dễ hiểu, bởi hầu hết trong các cuộc chiến với sư tử, linh cẩu thường ít khi có được kết quả có lợi.


Sư tử tả xung hữu đột chống đỡ cơn giận giữ của bầy linh cẩu  - 1

Xét về mặt tương quan, linh cẩu có nhiều điểm bất lợi hơn so với sư tử. Chúng chỉ là họ nhỏ thứ 5 trong Bộ Ăn thịt, và là một trong những họ có các loài nhỏ nhất trong lớp thú.


Thế mạnh của linh cẩu là thường sống theo bầy đàn. Bởi vậy, cách duy nhất để chúng giành lợi thế trước những loài thú săn mồi lớn là đi theo bầy, nhưng chủ yếu để cướp thức ăn thay vì tấn công đối thủ.


Sở dĩ có tập tính này là bởi cơ thể linh cẩu như đã đề cập - không thực sự hoàn hảo cho việc đi săn. Do đó, chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn.


Ngoài ra, linh cẩu cũng có một số khả năng đặc biệt như biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công. Với sự tinh ranh sẵn có kết hợp với sức mạnh bầy đàn, linh cẩu luôn là mối đe dọa thường trực trên thảo nguyên với các loài động vật khác.









Su tu ta xung huu dot chong do con gian giu cua bay linh cau


Voi su tinh ranh ket hop voi suc manh bay dan, linh cau co the tan cong ca mot con su tu truong thanh.

Sư tử tả xung hữu đột chống đỡ cơn giận giữ của bầy linh cẩu

Với sự tinh ranh kết hợp với sức mạnh bầy đàn, linh cẩu có thể tấn công cả một con sư tử trưởng thành.
Sư tử tả xung hữu đột chống đỡ cơn giận giữ của bầy linh cẩu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: