Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm

"Nếu họ không mua được những chiếc máy này thì họ sẽ tự phát triển. Dù có tốn thời gian nhưng kiểu gì họ cũng sẽ làm được", CEO Wennick nhận định.


Tại sao Trung Quốc "thèm" ASML?


ASML được thành lập vào năm 1984 và hiện có trụ ở ở Hà Lan. Hiện tập đoàn này là nhà cung cấp các hệ thống quang khắc lớn nhất cho ngành công nghiệp bán dẫn. Mặc dù không phải doanh nghiệp duy nhất trong ngành nhưng ASML lại độc quyền trong một số lĩnh vực trọng yếu của ngành sản xuất chip điện tử.



Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm - Ảnh 1.

CEO Peter Wennick




Dù không nổi tiếng như Intel nhưng hầu hết các nhà sản xuất chip bán dẫn trên thế giới đều phải mua máy móc của ASML. Những khách hàng lớn của công ty bao gồm Intel, Samsung hay TSMC, đối tác sản xuất của Apple.


Trong ngành sản xuất thiết bị phụ vụ việc làm các bảng mạch bán dẫn, mặc dù còn có Nikon và Canon nhưng ASML lại là tập đoàn duy nhất độc quyền về công nghệ quang khắc tia cực tím (EUV).


Một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình sản xuất chip chính là việc tạo nên các đường khắc vô cùng nhỏ, chỉ bằng vài chục phần triệu bề rộng của sợi tóc người trên bề mặt chất bán dẫn, để từ đó tạo nên các điện cực cũng như các cổng điều khiển dòng điện qua các cực đó.


ASML không phải là công ty duy nhất trên thế giới hiện nay sản xuất được những cỗ máy quang khắc thực hiện công đoạn đó tuy nhiên công nghệ EUV của hãng lại là kỹ thuật duy nhất có thể sử dụng ánh sáng tia cực tím với độ dài bước sóng 13,3-13,7 nm. Bước sóng ngắn hơn sẽ cho phép gắn được các linh kiện nhỏ hơn.


Nhờ kỹ thuật tiên tiến này mà EUV cho phép tạo được các bóng bán dẫn với kích thước nhỏ gấp 10 lần hiện tại. Cũng bởi vậy mà mỗi chiếc máy EUV nặng 180 tấn, có kích thước tương đương chiếc xe buýt 2 tầng của ASML có giá lên tới 170 triệu USD.


Do các đối thủ như Canon và Nikon đều không theo đuổi công nghệ EUV nên 3 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới là Intel, Samsung và TSMC đều đang phụ thuộc vào thiết bị của ASML, biến công ty này trở thành độc quyền trong ngành.


Với việc nắm trong tay công nghệ có thể sản xuất các cỗ máy làm thiết bị chế tạo chip 5-7nm, ASML dĩ nhiên trở thành doanh nghiệp mà Trung Quốc rất "thèm khát" bởi đây là kỹ thuật mà cường quốc Châu Á chưa làm chủ được.


Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm - Ảnh 2.


Vụ trộm


Hãng tin Bloomberg cho biết Trung Quốc với chiến lược "Made in China 2025" đã đổ hàng tỷ USD phát triển công nghệ ngành chip, qua đó vươn dần lên trở thành thị trường lớn thứ 3 của ASML trong 10 năm. Nhiều liên doanh, nhà máy và hợp đồng của ASML với Trung Quốc đã được thực hiện.


Những tưởng câu chuyện sẽ tiếp diễn như việc Trung Quốc sao chép máy TBM (Tunnel Boring Machine) của Herrenknecht đến từ Đức để vươn tầm số 1 thế giới, hoặc copy công nghệ của Apple trong smartphone với Huawei, Xiaomi sau thời gian dài hợp tác thì mọi chuyện bất ngờ đổ bể vì một vụ trộm.


Ngày 16/2, ASML đã cáo buộc một cựu nhân viên của họ tại Trung Quốc đánh cắp dữ liệu liên quan đến công nghệ độc quyền của công ty.


Trong khi Phương Tây lấy lý do này để gây áp lực cho chiến dịch phong tỏa công nghệ chip với Trung Quốc thì CEO Peter Wennick của ASML lại không muốn như vậy.


"Wennick chẳng hài lòng về điều này tý nào. Tất cả những gì ông ấy muốn là có thêm nhiều người mua máy của ASML, nhất là tại thị trường đông dân được công ty đổ bao tâm huyết đầu tư như Trung Quốc", chuyên gia phân tích Alexander Peterc của Societe Generale nhận định.


Báo cáo của Gartner cho thấy ASML đang chiếm hơn 90% thị phần ngành sản xuất máy quang khắc cho bán dẫn, vốn có tổng giá trị khoảng 17,1 tỷ USD. Sự độc quyền của ASML khiến Phương Tây cực kỳ lo lắng khi kỹ thuật của họ có thể bị phục chế tương tự như những gì đã từng diễn ra với TBM hay smartphone.


Trong khi đó, CEO Wennick nhận định nhờ nguồn doanh thu khổng lồ từ Trung Quốc mà hãng có tiền tái đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến hàng đầu của mình, đó là chưa kể đến những nguồn lực mà ASML đã mất công đầu tư cho thị trường tỷ dân này.


Thậm chí, ông Wennick còn cảnh báo cho dù Phương Tây có cấm vận công nghệ Trung Quốc thì cuối cùng họ vẫn sẽ sản xuất thành công các thiết bị tiên tiến mà thôi, vấn đề chỉ là thời gian.


"Nếu họ không mua được những chiếc máy này thì họ sẽ tự phát triển. Dù có tốn thời gian nhưng kiểu gì họ cũng sẽ làm được", CEO Wennick nhận định.


Bởi vậy việc ngăn chặn công nghệ có thể gây phản tác dụng khi cắt nguồn doanh thu dùng để tái đầu tư phát triển của ASML, nhưng cuối cùng thì Trung Quốc vẫn có được thứ mà họ cần.


Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm - Ảnh 3.


Cuộc chiến sao chép


Kể từ năm 2013, doanh số bán hàng của ASML tại Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh, qua đó giúp cổ phiếu hãng này tăng gấp 10 lần, trở thành doanh nghiệp công nghệ có giá trị nhất Châu Âu.


Trong thời điểm CEO Wennick nắm quyền, Trung Quốc cũng đã đổ 45 tỷ USD vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cùng vô số những ưu đãi cho ASML. Nhờ đó mà doanh nghiệp này có thể mở chi nhánh phát triển phần mềm của mình ở Thâm Quyến, nhà máy sản xuất hệ thống giám sát ở Bắc Kinh và đặt trụ sở chi nhánh tại Hong Kong.


Hiện ASML tuyển dụng khoảng 1.500 lao động Trung Quốc, bao gồm cả các vị trí tại trụ sở chính ở Hà Lan.


Theo báo cáo của ASML, vụ trộm mới đây diễn ra trong kho lưu trữ kỹ thuật bao gồm các chi tiết về hệ thống máy được dùng cho việc sản xuất những con chip tiên tiến nhất hiện nay.


Nguồn tin của Bloomberg cho hay vụ trộm này chỉ là đánh cắp thông tin chứ không có sự phá hoại phần cứng nào, đặc biệt là đã diễn ra trong nhiều tháng. Phía ASML cho biết đang điều tra vụ việc và siết chặt thêm an ninh.


Trước đó vào năm 2022 và 2018, ASML đã từng cáo buộc hãng Dongfang Jingyuan Electron tại Bắc Kinh ăn cắp kỹ thuật khi một kỹ sư trộm 2 triệu dòng code mã nguồn của ASML để gửi về Trung Quốc.


Câu chuyện ăn trộm của ASML diễn ra trong bối cảnh Hà Lan chấp nhận tham gia cùng với Mỹ để phong tỏa công nghệ phát triển chip của Trung Quốc. Cụ thể, chính phủ Hà Lan đã cấm ASML xuất khẩu những thiết bị máy quang khắc tiên tiến nhất của mình sang Trung Quốc.


Hãng tin Bloomberg nhận định vụ trộm mới nhất khiến nhiều khả năng Hà Lan và Mỹ sẽ siết chặt hơn lệnh cấm với ASML.


Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm - Ảnh 4.

Nhân viên của ASML


Phía ASML thì lo ngại những lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng đến ngành chip thế giới khiến giá cả tăng cao, trong khi Trung Quốc kiểu gì cũng sẽ chế tạo được thứ mình muốn.


Theo nhiều nhà phân tích, việc siết chặt cấm vận với ASML sang thị trường Trung Quốc có thể làm bốc hơi 4% doanh thu của hãng.


"Chúng tôi chỉ là những doanh nhân chứ không phải chính trị gia. Các đạo luật bản quyền ở Trung Quốc cũng chẳng khác ở Mỹ là bao đâu, hãy tránh đường để cho chúng tôi làm ăn", CEO Wennick bức xúc.


*Nguồn: Bloomberg, CNBC, WSJ




Lấy link







Chip - manh ghep con thieu trong tham vong tro thanh cuong quoc cong nghe cua Trung Quoc, tuong lai ra sao phu thuoc vao… 1 vu trom


"Neu ho khong mua duoc nhung chiec may nay thi ho se tu phat trien. Du co ton thoi gian nhung kieu gi ho cung se lam duoc", CEO Wennick nhan dinh.

Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm

"Nếu họ không mua được những chiếc máy này thì họ sẽ tự phát triển. Dù có tốn thời gian nhưng kiểu gì họ cũng sẽ làm được", CEO Wennick nhận định.
Chip - mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc, tương lai ra sao phụ thuộc vào… 1 vụ trộm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: