Kế hoạch làm mát Trái Đất bằng bụi Mặt Trăng

Một nhóm nhà khoa học cho rằng đưa bụi Mặt Trăng vào không gian để tạo ra lá chắn Mặt Trời là giải pháp khả thi giúp giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu.


Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS Climate hôm 8/2, ba nhà khoa học thảo luận kịch bản chắn tia Mặt Trời chiếu tới Trái Đất bằng cách đưa bụi phản chiếu vào không gian. Sử dụng mô phỏng vi tính, nhóm nghiên cứu phát hiện một khả năng là sử dụng bụi Mặt Trăng. Họ đề xuất bắn bụi từ bề mặt Mặt Trăng vào vũ trụ để khiến Mặt Trời tạm thời tối đi.


Benjamin Bromley, nhà vật lý thiên văn lý thuyết ở Đại học Utah, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh nhóm của ông không định phát triển giải pháp khí hậu bởi họ không phải các nhà khoa học khí hậu. Lĩnh vực nghiên cứu thông thường của ông là tìm hiểu cách hành tinh hình thành. Trong quá trình đó, bản thân ông và hai sinh viên khoa học máy tính là Sameer Khan và Scott Kenyon ở đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonian tìm ra cảm hứng. Họ nhận ra một lượng tương đối nhỏ bụi có thể ngăn ánh sáng sao và cân nhắc bụi như một giải pháp làm Mặt Trời tối đi.


Bromley chia sẻ đề xuất sẽ mô phỏng trường hợp xảy ra vào thời kỳ Băng hà nhỏ, khi vua Louis XIV trị vì nước Pháp. Để giảm bức xạ Mặt Trời, việc chặn khoảng 1-2 % ánh sáng đòi hỏi rất nhiều bụi. Một trong những ý tưởng ban đầu của nhóm nghiên cứu là đặt một giàn phun bụi vào không gian ở điểm Lagrange L1 nằm cách 1,4 triệu km, giữa Trái Đất và Mặt Trời. Ở điểm này, các vật thể nằm cố định tại chỗ do tác động từ lực hấp dẫn của hai thiên thể.


Trong mô phỏng, vấn đề nằm ở chỗ bụi Mặt Trời sẽ nhanh chóng bị thổi bay khỏi điểm L1. Điểm này không đủ ổn định để duy trì lá chắn bụi. Vì vậy, nhóm nghiên cứu xem xét nơi gần Trái Đất hơn là Mặt Trăng. Họ tạo ra mô phỏng chứng minh phóng bụi từ Mặt Trăng tới điểm L1 là giải pháp hứa hẹn nhất. "Bụi Mặt Trăng được chọn vì hai lý do. Đầu tiên, nó làm chệch hướng ánh sáng Mặt Trời khá hiệu quả và thứ hai là kích thước hạt hoàn hảo có nhiều nhất trên bề mặt Mặt Trăng", Bromley giải thích.


Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ lượng bụi cần thiết là bao nhiêu. Việc thường xuyên phóng tên lửa chở đầy bụi tới giàn phun ở điểm L1 rất tốn kém, vì vậy Mặt Trăng cung cấp lợi thế thứ hai. Nếu con người xây dựng cơ sở hạ tầng trên bề mặt Mặt Trăng, phóng bụi từ đó sẽ dễ dàng hơn nhiều bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng yếu hơn so với Trái Đất. Kết quả mô phỏng cho thấy hạt bụi sẽ không rơi trở lại Trái Đất sau khi đưa vào không gian. Thay vào đó, chúng sẽ trôi dạt ra bên ngoài từ Mặt Trời.


Đề xuất của Bromley và cộng sự không phải là ý tưởng xây lá chắn Mặt Trời duy nhất trong không gian. Một đề xuất tương tự sử dụng bụi Mặt Trăng từng được nhà nghiên cứu Curtis Struck ở Đại học Iowa giới thiệu vào năm 2007. Năm ngoái, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts từng đề xuất xây bè bong bóng trong không gian, đặt ở điểm L1 để làm chệch hướng ánh sáng Mặt Trời. Tất cả những giải pháp này đều có nhược điểm là không thể tiến hành nhanh chóng đủ để ngăn nhiệt độ hiện nay tăng lên. Dù vậy, Bromley nhấn mạnh bụi Mặt Trăng vẫn là giải pháp cần khám phá nếu chúng ta cần làm Mặt Trời tối đi, bất chấp nhiều thách thức về mặt kỹ thuật.


An Khang (Theo Cnet)









Ke hoach lam mat Trai Dat bang bui Mat Trang


Mot nhom nha khoa hoc cho rang dua bui Mat Trang vao khong gian de tao ra la chan Mat Troi la giai phap kha thi giup giam thieu hien tuong am len toan cau.

Kế hoạch làm mát Trái Đất bằng bụi Mặt Trăng

Một nhóm nhà khoa học cho rằng đưa bụi Mặt Trăng vào không gian để tạo ra lá chắn Mặt Trời là giải pháp khả thi giúp giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Kế hoạch làm mát Trái Đất bằng bụi Mặt Trăng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: