Từ 99% gia công phần mềm đến dấn thân để vươn ra biển lớn

Không chỉ dừng lại ở gia công phần mềm, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hướng ra toàn cầu, hơn 1.400 sản phẩm Make in Việt Nam đã đi ra thị trường thế giới.


Chia sẻ về con đường vươn ra biển lớn của FPT, tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Việt Nam), ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đã kể về thất bại của tập đoàn này 20 năm trước.


Theo ông Khoa, thị trường đầu tiên được FPT nhắm đến khi đi ra nước ngoài là Mỹ. Thế nhưng: “Ở những năm 1999, thị trường Mỹ chưa biết đến các doanh nghiệp Việt Nam là ai, năng lực công nghệ của chúng ta như thế nào. Do đó FPT đã thất bại”.


Tuy nhận phải thất bại đầu tiên, ước mơ xuất khẩu phần mềm của FPT vẫn còn nguyên và sau đó đã hướng sang thị trường Nhật Bản. Điểm đặc biệt của thị trường này là các công ty bạn yêu cầu phía đối tác phải làm việc tiếng Nhật. Các kỹ sư của FPT đã cố gắng thích nghi và kết quả là sau đó tồn tại được ở thị trường này.


Ông Khoa chia sẻ câu chuyện về những ngày đầu FPT đi ra thị trường nước ngoài. Ảnh: Trọng Đạt

Kể từ đó đến nay, FPT đã nỗ lực chuyển dịch hàm lượng công nghệ, trước đây là gia công 99% theo đơn đặt hàng, giờ chuyển sang các dịch vụ tư vấn và chuyên môn sâu hơn.


Tại Châu Âu, FPT đang nghiên cứu các giải pháp để tối ưu quá trình chế tạo ra một chiếc xe hơi và quản lý, bảo trì các hệ thống điện gió.


Ở thị trường trong nước, FPT cũng đã có nhiều sản phẩm như hệ thống quản lý về thuế, hải quan, ngân hàng, kho bạc, mới đây nhất là hệ thống sàn giao dịch chứng khoán HOSE. Hệ thống e-Hospital của FPT cũng đang phục vụ 400 bệnh viện Việt Nam và hơn 10 bệnh viện ở nước ngoài.


Chia sẻ về hành trình dấn thân của mình, ông Hoàng Tuấn Hải - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty VMO Holding cho biết, cách đây 10 năm, khi mới thành lập, VMO định vị mình là một công ty “global”.


Từ thời điểm đó, VMO đã xác định cho mình một thị trường ngách là các công ty startup tại Mỹ. Với xuất phát điểm thấp, công ty chỉ có khát vọng, niềm tin là mình sẽ làm được những điều phi thường.


Ông Hoàng Tuấn Hải - TGĐ VMO. Đây là doanh nghiệp công nghệ chủ yếu nhắm đến thị trường nước ngoài. Ảnh: Nhật Sinh

Để thuyết phục khách hàng chọn Việt Nam, ông Hải cho biết, VMO đã phải giải thích, vận động để họ hiểu nước ta có nền kinh tế chính trị, ổn định, nhà nước quan tâm đến lĩnh vực CNTT.


Đến thời điểm hiện tại, VMO hiện có khoảng 1.200 nhân sự, phục vụ khách hàng ở 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Công ty hiện cũng đã có các văn phòng ở Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan.


Theo ông Hoàng Tuấn Hải, vị thế ngày càng được khẳng định của Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp này.


Chia sẻ về bí quyết tồn tại trên hành trình dấn thân ra biển lớn, ông Hải cho biết, công ty định vị mình là người đồng hành, không phải nhà cung cấp dịch vụ. Đồng hành với khách hàng ngay cả khi doanh nghiệp của họ gặp thất bại, đó là lý do nhiều doanh nghiệp đã quay lại, đề nghị VMO góp vốn và gắn bó để công ty có được thành công ngày hôm nay.


Trọng Đạt









Tu 99% gia cong phan mem den dan than de vuon ra bien lon


Khong chi dung lai o gia cong phan mem, nhieu doanh nghiep cong nghe so da huong ra toan cau, hon 1.400 san pham Make in Viet Nam da di ra thi truong the gioi.

Từ 99% gia công phần mềm đến dấn thân để vươn ra biển lớn

Không chỉ dừng lại ở gia công phần mềm, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hướng ra toàn cầu, hơn 1.400 sản phẩm Make in Việt Nam đã đi ra thị trường thế giới.
Từ 99% gia công phần mềm đến dấn thân để vươn ra biển lớn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: