Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, sản lượng điện thoại thông minh giảm 9,3% xuống còn 20,6 triệu chiếc trong tháng 11 so với một năm trước đó. Tổng sản lượng điện thoại thông minh của 11 tháng đầu năm giảm xuống còn 6,1% khiến giá trị xuất khẩu loại mặt hàng này của Việt Nam trong tháng 11 đã giảm 1% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất điện tử tiêu dùng cũng đã giảm gần 20% vào tháng 11 và sản lượng hàng tháng giảm trong tháng thứ ba liên tiếp.
"Gã khổng lồ" công nghệ của Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 18 tỷ USD vào 8 nhà máy ở Việt Nam, trong đó ít nhất 2 nhà máy tập trung vào sản xuất điện thoại thông minh. Trong nhiều năm qua, Samsung đã sản xuất khoảng hơn một nửa số điện thoại thông minh tại Việt Nam, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu.
Gần đây, bối cảnh điều kiện kinh tế không thuận lợi, lạm phát, lãi suất cao và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, ban lãnh đạo Samsung đã có động thái điều chỉnh kế hoạch sản xuất từ 334 triệu sản phẩm trong năm 2022 xuống còn 270 triệu sản phẩm.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, điện thoại thông minh toàn cầu đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III do thu nhập thực tế của người tiêu dùng bị giảm bởi lạm phát gia tăng.
Hồi tháng 6, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin, với 60% sản lượng hàng năm của “gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc, Việt Nam được coi là “đại bản doanh” lớn nhất thế giới của Samsung.
Hiện tại, Samsung đang có 8 nhà máy sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu, tập trung vào 3 địa phương là Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM. Samsung cũng “rót” thêm 920 triệu USD vào Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam.
Trong năm 2021, Samsung đạt doanh thu tại Việt Nam là 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỷ USD, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ USD trong năm 2022.
Ngoài ra, Samsung cũng liên tục gia tăng đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, trong năm nay, Samsung có kế hoạch giải ngân các khoản đầu tư thêm như khoản 1,2 tỷ USD của Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên. Đến cuối năm 2021, lũy kế số vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đạt 18,2 tỷ USD thì đến cuối năm 2022, con số này dự kiến sẽ vượt quá 21,5 tỷ USD.
Hiện tại, Samsung đang có 8 nhà máy sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu, tập trung vào 3 địa phương là Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM.
Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện kinh tế không thuận lợi, Samsung Electronics đã quyết định cắt giảm sản xuất TV và các thiết bị gia dụng khác của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tập đoàn sẽ cắt giảm số ngày làm việc của công nhân tại Việt Nam, Ấn Độ và Brazil.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Display Supply Chain Consultants (DSCC), số ngày luân chuyển hàng tồn kho trung bình của Samsung trong quý II năm nay là 94 ngày, nhiều hơn khoảng hai tuần so với năm trước.
Khi hàng tồn kho tăng lên buộc Samsung phải có kế hoạch điều chỉnh việc sản xuất. Tập đoàn thông báo cho các nhà cung cấp linh kiện về việc điều chỉnh khối lượng, cắt giảm sản lượng. Về lâu dài, Samsung được cho là đang tập trung vào các sản phẩm cao cấp để vượt qua khủng hoảng , vì những người có thu nhập cao mua các sản phẩm cao cấp ít bị ảnh hưởng bởi giá cao và lãi suất cao.
Lấy link