Theo đó, Google Wallet sẽ cho phép người dùng Android thêm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa vào điện thoại của họ để thanh toán, thay thế thẻ vật lý. Các ngân hàng được hỗ trợ bao gồm ACB, Sacombank, Shinhan Bank, TP Bank, Techcombank (chỉ áp dụng cho thẻ tín dụng), Vietcombank và VPBank.
Google mới ra mắt ứng dụng di động Google Wallet tại Việt Nam.
“Gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ cũng cho biết thẻ Mastercard sẽ được tích hợp vào ví điện tử trong vài tuần nữa. Người dùng sẽ chỉ cần tải xuống ứng dụng Google Wallet từ Cửa hàng Google Play và điền thông tin cần thiết.
“Với hàng triệu người Việt Nam hiện đang sử dụng điện thoại để thanh toán hàng ngày, Google rất vui mừng được mang Google Wallet đến Việt Nam”, thông cáo báo chí dẫn lời Chen Way Siew, Trưởng nhóm Đối tác Google Wallet của Google Châu Á Thái Bình Dương, cho biết.
“Google Wallet rất dễ sử dụng vì bạn không cần chuyển tiền vào ứng dụng. Nó hoạt động như một thùng chứa kỹ thuật số, chứa các phiên bản kỹ thuật số của các mặt hàng vật lý được tìm thấy trong ví thực tế, chẳng hạn như thẻ thanh toán”, ông nói thêm.
Những toan tính của Google?
Có thể nói, bước đi này của Google đang cho thấy việc họ nhắm đến một thị trường công nghệ tài chính đang bùng nổ với trị giá hơn 14 tỷ USD của Việt Nam.
Thị trường fintech Việt Nam đang bùng nổ.
Hiện tại, thị trường công nghệ tài chính Việt Nam không chỉ bùng nổ trong lĩnh vực thanh toán, nơi mà các giải pháp fintech đang cất cánh, mà một loạt các ứng dụng dành cho thiết bị di động nhằm mục tiêu đầu tư và giao dịch trên thị trường chứng khoán , cùng với hoạt động cho vay, đều đã xuất hiện một cách ồ ạt trong những năm gần đây.
Theo một báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google gần đây cho biết, thanh toán điện tử đang trở nên phổ biến hơn và sẽ đạt tổng giá trị giao dịch là 143 tỷ USD tại Việt Nam vào năm 2025. Còn theo thống kê của Visa, giao dịch không tiếp xúc chiếm khoảng 37% tổng số giao dịch tại Việt Nam.
Trong khi đó, một phân tích của công ty tài chính Robocash vào tháng 5 năm nay cho thấy, thị trường này dự kiến sẽ đạt 18 tỷ USD vào năm 2024. Điều này cho thấy nhu cầu rất lớn đối với các dịch vụ fintech tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Robocash cũng báo cáo rằng 93% vốn đầu tư mạo hiểm được đầu tư vào Việt Nam vào năm 2021 là hướng đến thanh toán kỹ thuật số. Họ cũng đưa ra những báo cáo rằng từ năm 2016 đến 2021, trong vòng 5 năm tới, số lượng nhà khai thác có thể sẽ tăng lên một con số đáng kể.
Thách thức cho “gã khổng lồ” công nghệ?
Có thể nói, Việt Nam đang nổi lên là một thị trường có những bước tăng trưởng khổng lồ trong lĩnh vực fintech, với hơn 75% dân số sử dụng internet và con số này sẽ tăng lên 82% vào năm 2025. Bên cạnh đó, cùng với một lực lượng dân số tương đối trẻ và am hiểu công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.
Tuy nhiên, theo các thống kê gần đây cho thấy, đã có sự sụt giảm rõ rệt về số người chơi mới tham gia thị trường fintech Việt Nam , từ con số 11 mỗi năm xuống chỉ còn 2. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể sắp đạt đỉnh bão hòa và cho thấy những ông lớn trong lĩnh vực này đã nắm chắc những gì người dùng fintech Việt Nam muốn và cần nhất.
Những người chơi mới tham gia vào thị trường, đương nhiên sẽ gặp khó, ngay cả với Google. Bên cạnh đó, họ cũng có thể sẽ gặp thêm nhiều khó khăn bởi các quy định và chính sách. Vẫn còn đó nhiều hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng tại Việt Nam, mặc dù không có hạn chế cụ thể nào đối với lĩnh vực fintech.
Mặc dù, một ứng dụng như Google Wallet chỉ đóng vai trò trung gian giữa một tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng. Nó không thực sự cung cấp tín dụng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Liệu Google Wallet có thể tìm thấy chỗ đứng hay không, sẽ là một trong những câu chuyện của tương lai.
Lấy link