Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple ở Trung Quốc: Từ ưu thế giá rẻ trở thành gánh nặng

Apple được cho là có ý định sử dụng chip nhớ do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất cho các sản phẩm sắp tới.


Từ ưu thế thành gánh nặng


Tháng 9 hàng năm, Apple ra mắt sản phẩm điện thoại mới nhất ở Thung lũng Silicon. Vài tuần sau, hàng chục triệu mẫu mới nhất của hãng, được lắp ráp bởi vô số công nhân thời vụ làm việc cho các nhà cung cấp của Apple, sẽ được vận chuyển từ các nhà máy Trung Quốc đến tay khách hàng trên khắp thế giới.



Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple ở Trung Quốc: Từ ưu thế giá rẻ trở thành gánh nặng - Ảnh 1.




Việc phát hành iPhone của Apple hàng năm thường chạy đều đặn như kim đồng hồ, là một ví dụ điển hình về cách gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã trở thành công ty có lợi nhuận cao nhất trong thời đại toàn cầu hóa bằng cách kết nối liền mạch hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Nhưng năm nay, theo The New York Time (Mỹ), việc kinh doanh tại Trung Quốc ngày càng khó khăn và chiếc iPhone 14 ra mắt thiếu suôn sẻ đã trở thành "nạn nhân". Chính sách phòng chống Covid-19 của Bắc Kinh, kết hợp với căng thẳng gia tăng với Mỹ, đã buộc Apple phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của hãng.


Đợt bùng phát Covid-19 gần đây nhất là ở khu vực xung quanh nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất của Apple, ở Trịnh Châu, miền trung Trung Quốc, đã khiến giới chức địa phương ra lệnh phong tỏa. Do đó, công ty cho biết đây là nguyên nhân họ sẽ không thể sản xuất đủ điện thoại để đáp ứng nhu cầu của mùa mua sắm.


Vào tháng 3, có thông tin rằng Apple đang đàm phán với một nhà sản xuất chip nhớ vốn ít tên tuổi của Trung Quốc, Yangtze Memory Technology Corporation, hay YMTC, để cung cấp linh kiện cho iPhone 14.


Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple ở Trung Quốc: Từ ưu thế giá rẻ trở thành gánh nặng - Ảnh 1.

Apple được cho là có ý định sử dụng chip nhớ của Trung Quốc cho iPhone 14. Ảnh: Getty


Tuy nhiên, cuộc đàm phán mâu thuẫn với công việc của một liên minh gồm các nhà lập pháp và hơn chục phụ tá quốc hội đã dành nhiều tháng để nghiên cứu chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành các hạn chế vào tháng trước cấm các công ty Mỹ bán máy móc cho YMTC, gây khó khăn cho Apple trong việc xúc tiến thỏa thuận.


Apple đã xác nhận công khai rằng họ đang đàm phán với YMTC, nhưng YMTC không phản hồi yêu cầu bình luận.


Những diễn biến gần đây cho thấy sự phụ thuộc của Apple với Trung Quốc, từng được coi là thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của hãng, đã trở thành trách nhiệm pháp lý.


Không phải ngẫu nhiên mà sự trỗi dậy của Apple từ một công ty gần như phá sản vào những năm 1990 trở thành công ty có giá trị nhất thế giới lại trùng hợp với sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc. Nó đã đi tiên phong trong một mô hình kinh doanh mang lại lợi ích cho đôi bên: Các sản phẩm được thiết kế ở California được lắp ráp với giá rẻ ở Trung Quốc và bán cho tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc.


Khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ, Apple thu về lợi nhuận khổng lồ. Nhưng hiện nay, tình hình kinh doanh của Apple tại Trung Quốc không thuận lợi như trước. Do tình hình Covid-19 tại Trung Quốc, công ty đang gặp tình trạng thiếu nhân công và nguồn cung linh kiện.


Sẽ rất khó để Apple thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Công ty đã dành hai thập kỷ hợp tác với các đối tác sản xuất để xây dựng các nhà máy khổng lồ được hỗ trợ bởi mạng lưới các nhà cung cấp rộng lớn ở Trung Quốc. Theo thời gian, Apple đã bổ sung thêm nhiều linh kiện Trung Quốc vào các sản phẩm của mình và được hưởng lợi từ giá thấp hơn.


Trong nỗ lực đối phó khó khăn, Apple đã bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất một số lượng nhỏ điện thoại mới sang Ấn Độ và một số sản phẩm khác sang Việt Nam. Nhưng hai thị trường này chỉ có thể cung cấp các nhà máy có hàng chục nghìn công nhân – một phần nhỏ so với quy mô sản xuất của Apple tại Trung Quốc, nơi các đối tác sản xuất sử dụng khoảng 3 triệu công nhân.


Apple dựa vào các nhà máy như nhà máy sản xuất iPhone ở Trịnh Châu, được điều hành bởi Foxconn, đối tác lắp ráp lớn nhất. Khi các ca nhiễm Covid-19 bắt đầu gia tăng trong khu vực, Foxconn đã cách ly khoảng 200.000 công nhân trong khuôn viên của nhà máy sản xuất 85% iPhone trên thế giới, theo dữ liệu từ Counterpoint Research. Chẳng mấy chốc, Covid-19 bắt đầu lây lan và Foxconn phải vật lộn để cân bằng nhu cầu kinh doanh với chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.


Hoạt động sản xuất ở Trịnh Châu đình trệ buộc Apple phải cảnh báo các nhà đầu tư - lần thứ ba trong ba năm - rằng doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn liên quan đến đại dịch.


Thỏa thuận tiềm năng chông chênh


Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple ở Trung Quốc: Từ ưu thế giá rẻ trở thành gánh nặng - Ảnh 2.

Chip nhớ của hãng YMTC có giá thành phải chăng. Ảnh: Bloomberg


YMTC, nhà sản xuất chip nhỏ của Trung Quốc, được thành lập vào năm 2016 với khoản đầu tư 2,9 tỷ USD của chính phủ và sứ mệnh giúp giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các nhà sản xuất chip nước ngoài.


Theo tập đoàn tài chính Susquehanna International Group, chip nhớ đặc biệt của YMTC là một trong những thành phần đắt nhất của iPhone, chiếm khoảng 25% chi phí vật liệu.


Walter Coon, nhà phân tích chất bán dẫn của Yole Group, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết nhờ đưa ra mức giá thấp hơn để giành thị phần, YMTC có thể giúp Apple gây áp lực lên các nhà cung cấp phương Tây hiện tại để giảm chi phí.


Nhưng tầm quan trọng của YMTC đối với Trung Quốc khiến nó trở thành mục tiêu của các nhà nghiên cứu an ninh quốc gia Mỹ.


Vào tháng 2/2021, James Mulvenon, nhà nghiên cứu và ngôn ngữ học Trung Quốc tại nhà thầu quốc phòng Mỹ SOS International nói rằng: "Việc tập trung toàn bộ chuỗi cung ứng bên trong một quốc gia gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ là không hợp lý".


Mặc dù Apple và YMTC chưa xác nhận hay phủ nhận báo cáo, nhưng thỏa thuận tiềm năng đã thúc đẩy một số nghị sĩ Mỹ gửi thư kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden điều tra các kế hoạch của Apple.


Các quan chức ngành bán dẫn cũng bày tỏ lo ngại với các nhà lập pháp rằng Apple đã hỗ trợ tuyển dụng kỹ sư từ các công ty phương Tây để giúp YMTC cải thiện sản xuất.


Apple sau đó đã tìm cách trấn an các nhà lập pháp khi nói rằng họ sẽ chỉ sử dụng chip YMTC cho iPhone được bán tại Trung Quốc. Nhưng điều đó không giải quyết được mối lo ngại lớn hơn của các nhà lãnh đạo quốc hội rằng bất kỳ giao dịch mua nào từ YMTC cũng đều sẽ làm tổn hại đến thị trường chip nhớ.


Các nhà lập pháp đang thúc giục Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo thêm YMTC vào "danh sách thực thể" của Mỹ, điều này sẽ cấm công ty Trung Quốc mua công nghệ và linh kiện của Mỹ mà không được miễn trừ. Nhưng thay vì làm như vậy, vào ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với YMTC.


Các hạn chế mới ngăn YMTC nhận máy móc quan trọng của Mỹ cho một nhà máy mới ở Vũ Hán và có thể hạn chế khả năng hợp tác với các công ty như Apple.


Trong những ngày sau khi các hạn chế được ban hành, phương tiện truyền thông Nhật Bản Nikkei đã công bố một báo cáo cho biết, Apple đã từ bỏ kế hoạch sử dụng chip nhớ của YMTC. Khi được hỏi liệu báo cáo của Nikkei có chính xác hay không, một phát ngôn viên của Apple đã từ chối bình luận.


Lấy link







The tien thoai luong nan cua Apple o Trung Quoc: Tu uu the gia re tro thanh ganh nang


Apple duoc cho la co y dinh su dung chip nho do doanh nghiep Trung Quoc san xuat cho cac san pham sap toi.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple ở Trung Quốc: Từ ưu thế giá rẻ trở thành gánh nặng

Apple được cho là có ý định sử dụng chip nhớ do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất cho các sản phẩm sắp tới.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple ở Trung Quốc: Từ ưu thế giá rẻ trở thành gánh nặng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: