Vụ phóng tên lửa thương mại CERES-1 Y2 vào tháng 12 năm ngoái đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của các công ty vũ trụ tư nhân ở Trung Quốc. Đây là lần thứ 2 nhà phát triển tên lửa Galactic Energy - công ty hàng không vũ trụ có trụ sở tại Bắc Kinh, đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Những thành công liên tiếp đang từng bước biến Galactic Energy thành công ty đầu tiên thực hiện thương mại hóa các vụ phóng tên lửa, cho thấy tiềm năng của các sứ mệnh phóng vệ tinh thương mại của Trung Quốc trong tương lai.
Được thúc đẩy bởi các chính sách, vốn và công nghệ, ngành hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc đã có động lực mạnh mẽ trong 7 năm qua và ước tính sẽ trở thành thị trường nhiều tỷ "đô" vào năm 2025.
Ưu đãi từ các chính sách của quốc gia
2021 là năm thứ 7 kể từ khi Trung Quốc chính thức mở cửa cho nguồn vốn xã hội tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không dân dụng. Nhiều kế hoạch cấp tỉnh còn đặc biệt kêu gọi tăng cường xây dựng các bãi phóng hàng không quốc tế.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã thực hiện một loạt chính sách tăng cường mua tàu vũ trụ, cải thiện cơ sở hạ tầng tương ứng và tăng cường kết hợp quân sự - dân sự để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ thương mại về dài hạn.
Nhờ đó, ngành hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc đã tăng trưởng theo cấp số nhân từ năm 2015 đến năm 2020 - quy mô thị trường tăng từ 376,4 tỷ nhân dân tệ (59,09 tỷ USD) lên 1,02 nghìn tỷ nhân dân tệ (160,13 tỷ USD). Ước tính, quy mô ngành này ở đất nước tỷ dân sẽ đạt 210 tỷ USD năm 2025. Năm 2020, nền kinh tế vũ trụ toàn cầu tạo ra doanh thu 371 tỷ USD, 74% trong số đó đến từ dịch vụ vệ tinh, thiết bị mặt đất và công nghiệp sản xuất.
Cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm ngoái, có 1.178 vệ tinh mới được phóng lên quỹ đạo trong con số này vào năm 2020 là 1.283. Trong số đó, 835 vệ tinh thuộc sở hữu của Mỹ. Trung Quốc hiện có 431 vệ tinh trong không gian, bao gồm sở hữu thương mại và quốc doanh, đứng thứ hai về tổng sở hữu vệ tinh của một quốc gia.
Tuy nhiên, với số lượng ngày càng tăng các kế hoạch xây dựng Internet vệ tinh của Starlink của SpaceX, Kuiper và OneWeb của Amazon cùng nhiều công ty khác, cuộc đua về mạng vệ tinh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Elon Musk và Starlink (Ảnh: Internet).
Sau khi SpaceX của tỷ phú Elon Musk liên tiếp phóng hàng loạt vệ tinh vào quỹ đạo, Trung Quốc đã trình hồ sơ vào tháng 9/2020 để xây dựng 2 chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp với tổng cộng 12.922 vệ tinh để cạnh tranh. Tháng 8 năm ngoái, 2 vệ tinh thử nghiệm công nghệ liên lạc "hợp nhất" với tên viết tắt RSW đã được đưa vào quỹ đạo như bước đầu tiên của kế hoạch này.
Được thành lập tháng 4/2021, Tập đoàn Mạng vệ tinh Trung Quốc là đơn vị phụ trách chính. Công ty này hoạt động độc lập với 2 cơ quan hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc, mang lại sự khích lệ rất lớn cho các công ty vũ trụ tư nhân.
Tương lai phía trước
Theo một chuyên, việc các địa điểm phóng vệ tinh còn hạn chế cùng việc thu hút vốn đầu tư là những hạn chế gây khó khăn cho lĩnh vực không gian tư nhân ở Trung Quốc.
Liu Baiqi, CEO và người sáng lập của công ty hàng không vũ trụ Galactic Energy, cho biết khả năng đạt được việc phóng tên lửa liên tục và ổn định, sản xuất tên lửa quy mô lớn, chi phí thấp là chìa khóa để hiện thực hóa công nghiệp hóa tên lửa thương mại tại Trung Quốc.
Galactic Energy cũng đang thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển tàu sân bay hạng nặng có thể tái sử dụng để tiến hành chuyến bay đầu tiên vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2023.
Theo thống kê, từ năm 2015 đến năm 2020, hơn 10 công ty tên lửa tư nhân đã được thành lập trên khắp Trung Quốc. Những năm gần đây, các công ty khởi nghiệp về không gian vũ trụ của Trung Quốc đã thu hút một lượng đầu tư khổng lồ.
Tháng trước, công ty Space Pioneer đã công bố nhận được "nguồn tài trợ chiến lược lớn" để hiện thực hóa mục tiêu phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo trong năm nay.
Ảnh: Internet.
Đáng chú ý nhất có lẽ là con số 200 triệu USD mà Galactic Energy nhận được vào tháng 1. Khoản đầu tư này đã làm lu mờ tất cả những con số kỷ lục trước đó ở Trung Quốc. Galactic Energy cho biết họ sẽ sử dụng số tiền trên cho các vụ phóng tên lửa sắp tới của mình.
Trong khi đó, công ty Deep Blue Aerospace cũng nhận được gần 32 triệu USD tiền đầu tư vào giữa tháng 1. Một công ty khác mới được thành lập năm 2020 là Orienspace cũng đã gọi vốn thành công với số tiền trị giá 47 triệu USD. Tháng trước, nhà sản xuất động cơ tên lửa có thể tái sử dụng Jiuzhou Yunjian đã nhận được ít nhất 15,7 triệu USD tài trợ mới từ nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Theo một chuyên gia trong ngành, đây đều là những tín hiệu tốt cho các công ty vũ trụ tư nhân nói riêng và ngành này nói chung ở Trung Quốc.
https://cafebiz.vn/thoi-toi-can-khong-kip-cac-cong-ty-vu-tru-tu-nhan-trung-quoc-nhan-khoan-dau-tu-ky-luc-chay-dua-chiem-linh-thi-truong-tram-ty-do-day-tiem-nang-20220318154102702.chn Lấy link