Doanh nghiệp Việt Nam tự cường, làm chủ công nghệ số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp cần có tinh thần tự cường, làm chủ từ ứng dụng đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Make in Viet Nam không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp đất nước có hòa bình lâu dài.


Doanh nghiệp Việt đã có thể tự tin nhận những việc lớn


Đã thành nếp tại Bộ TT&TT, hàng năm cứ vào dịp đón xuân mới, Bộ lại tổ chức gặp mặt các cơ quan, doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành để ghi nhận và tri ân những nỗ lực, đóng góp của các đơn vị cho sự phát triển của ngành và đất nước.


Tiếp nối truyền thống đẹp này, chiều ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ TT&TT đã có cuộc trò chuyện thân mật, cởi mở với lãnh đạo hơn 20 cơ quan, doanh nghiệp tiêu biểu của ngành TT&TT.


W-PSX_20250122_165332.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp tiêu biểu của ngành TT&TT. Ảnh: Lê Anh Dũng

Mong muốn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cả ở khối báo chí và công nghệ sẽ tự tin nghĩ đến những việc lớn hơn để làm, đóng góp vào sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Đến nay, có rất nhiều thứ các đơn vị, doanh nghiệp của ngành TT&TT có thể tự hào".


Đó là, Việt Nam hiện xếp thứ 17 toàn cầu về an toàn thông tin mạng, là 1 trong 5 nước sở hữu mạng xã hội nội địa có số người dùng tương đương với số lượng người dùng Facebook trong nước; doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển được vũ khí chiến lược - tên lửa, sản xuất và bán thiết bị 5G không chỉ trong nước mà cả ra thị trường quốc tế; làm chủ thị trường phần mềm kế toán; đánh bật giải pháp của doanh nghiệp nước ngoài để giữ 70% thị phần hệ thống quản lý cảng biển... Bên cạnh đó, báo chí truyền thông Việt Nam cũng đã tạo được dòng chủ lưu trên không gian mạng.


Cuộc gặp mặt năm nay có sự khác biệt, đó chính là việc lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất sắc ngành TT&TT chia sẻ chân thành về trải nghiệm và câu chuyện của chính mình trong công việc cũng như cuộc sống.


Những trải lòng của lãnh đạo 16 đơn vị gồm One Mount, HDBank (Sovico), CEH, ECQ, MK Group, VNG, Rikkeisoft, Giao Hàng Tiết Kiệm, MBBank, MISA, CMC, FPT, MobiFone, Viettel, VNPT và VTV đã truyền cảm hứng, mang đến nhận thức mới cho những người dự cuộc gặp mặt.


W-PSX_20250122_183006.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì cuộc gặp mặt cuối năm Giáp Thìn với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu ngành TT&TT. Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ trải nghiệm của Tổng Giám đốc One Mount Nguyễn Thị Dịu, một người không có chuyên môn về công nghệ hay xe nhưng đã vượt qua giới hạn của bản thân để đạt thành tựu với các dự án nhà máy sản xuất ô tô VinFast, công ty công nghệ One Mount; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến sức mạnh khi chúng ta đi vào vùng không biết: “Khi con người đi vào vùng không biết, não được kích hoạt và hoạt động ở công suất cao. Còn khi chúng ta đi vào vùng biết, não mình hoạt động bình thường”.


Bài học thành công của MBBank khi mang tư duy của các ngành khác như viễn thông, hạ tầng, phần mềm vào lĩnh vực ngân hàng, theo chia sẻ của Phó Chủ tịch MBBank Vũ Thị Hải Phượng, đã giúp đơn vị trong 5 năm phát triển được lượng khách hàng nhiều gấp 5 lần tổng số khách hàng có được trong 25 năm đầu hoạt động. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các đơn vị, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực đều có thể học hỏi, áp dụng kinh nghiệm, cách làm của MBBank.


Với MK Group, qua kinh nghiệm của doanh nghiệp tại thị trường trong nước cũng như hoạt động mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất thẻ thông minh sang Ethiopia và Brazil, Chủ tịch MK Group Nguyễn Trọng Khang đúc rút được rằng, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu công nghệ chuyển đổi số ra thị trường nước ngoài.


W-A58I3902.jpg
Chủ tịch MK Group Nguyễn Trọng Khang cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu công nghệ chuyển đổi số ra nước ngoài. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Liên quan đến câu chuyện vươn ra thị trường quốc tế của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, lấy dẫn chứng từ thành công của Viettel và FPT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: "Doanh nghiệp công nghệ muốn vươn ra nước ngoài, cần tập trung để làm được sản phẩm thật xuất sắc, từ thành công tại Việt Nam sẽ có nguồn lực “đánh” vào những thị trường khác trên thế giới".


Theo thống kê, doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2024 đã đạt 11,5 tỷ USD và đang tăng trưởng tốt, với tốc độ trên 30% mỗi năm. Mục tiêu đến năm 2035, doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đạt 100 tỷ USD, vượt xuất khẩu nông nghiệp.


“Đây là mục tiêu cao, thách thức với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Nhưng nếu không làm được việc này, chúng ta vẫn là nước nông nghiệp. Và xuất khẩu công nghệ là phép thử tốt nhất với công nghệ Việt Nam”, người đứng đầu ngành TT&TT phân tích.


W-PSX_20250122_175047.jpg
Tổng giám đốc VTV Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ 2 bài toán đơn vị đang gặp khó khăn và muốn được Bộ TT&TT hỗ trợ giải quyết. Ảnh: Lê Anh Dũng

Khi lý giải một trong những yếu tố giúp cho đơn vị mình thành công chiếm lĩnh thị trường cung cấp giải pháp quản lý cảng biển và phần mềm kế toán bằng những sản phẩm Make in Viet Nam, ngoài nội lực để phát triển sản phẩm tốt, cả lãnh đạo 2 công ty CEH và MISA đều nhấn mạnh đến sự tư vấn, hỗ trợ của Bộ TT&TT.


Tinh thần sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị trong ngành đã một lần nữa được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, thông qua việc kết nối NTQ và Viettel hợp tác cùng VTV giải 2 bài toán: Phát triển giải pháp dùng AI chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc cho các kênh truyền hình cho người dân tộc thiểu số; phát sóng kênh VTV1 sang các nước Lào, Campuchia.


Make in Viet Nam sẽ giúp Việt Nam có hòa bình lâu dài


Trao đổi tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ hãy nhận lấy sứ mệnh, trách nhiệm trong việc tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, sánh vai các cường quốc.


Khẳng định công nghệ sẽ giúp Việt Nam thành nước phát triển, người đứng đầu ngành TT&TT chỉ rõ: "Việt Nam hiện có nhiều bài toán, vấn đề và đây chính là cơ hội, thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển. Việt Nam chính là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trưởng thành, sau đó đi ra toàn cầu".


W-PSX_20250122_184533.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần có tinh thần tự cường, làm chủ từ ứng dụng đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp cần có tinh thần tự cường, làm chủ từ ứng dụng đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Make in Viet Nam không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp đất nước có hòa bình lâu dài, vì nó góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hùng mạnh để bảo vệ Việt Nam.


Vì thế, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần nghĩ đến việc làm “nỏ thần Việt Nam” để bảo vệ đất nước.


“Chiếc nỏ thần bảo vệ Việt Nam chỉ có thể do người Việt Nam tạo ra”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm.


Nhận định Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là “quý nhân” của các doanh nghiệp công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng phân tích rất kỹ về tinh thần, quan điểm, cách tiếp cận cũng như các giải pháp có tính cách mạng, đột phá của bản Nghị quyết này, với kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và tận dụng được cơ hội.


W-PSX_20250122_171715.jpg
Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa nhận định: Nghị quyết 57 chính là “bà đỡ” cho ngành TT&TT. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cho rằng Nghị quyết 57 là “bà đỡ” cho ngành, Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa cũng chia sẻ định hướng mới của FPT, đó là cả về triển khai công việc trong nước cũng như vươn ra nước ngoài, đơn vị đều sẽ đưa các doanh nghiệp khác vào hệ sinh thái của mình để đồng hành.


Trước băn khoăn của lãnh đạo FPT về khâu thực thi, người đứng đầu ngành TT&TT đã dẫn lại lời giải được ghi trong Nghị quyết 57, đó là: Tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đều phải lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể; các chỉ tiêu đã lượng hóa đó phải được đo lường tự động và công bố công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân biết; giao thẳng nhiệm vụ, chỉ tiêu cho người đứng đầu, họ không những chỉ đạo mà còn trực tiếp tổ chức thực hiện; bố trí một tỷ lệ phù hợp cán bộ có chuyên môn kỹ thuật vào cấp ủy các cấp; đánh giá người đứng đầu dựa vào kết quả thực hiện Nghị quyết 57.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, với sự ra đời của Nghị quyết 57, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thực sự trở thành cuộc cách mạng toàn Đảng, toàn dân và sẽ bước vào một giai đoạn phát triển rất đột phá.


“Chúng ta kỳ vọng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển vào năm 2045”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.









Doanh nghiep Viet Nam tu cuong, lam chu cong nghe so


Theo Bo truong Nguyen Manh Hung, cac doanh nghiep can co tinh than tu cuong, lam chu tu ung dung den cong nghe, dac biet la cong nghe so. Make in Viet Nam khong chi giup Viet Nam thinh vuong ma con giup dat nuoc co hoa binh lau dai.

Doanh nghiệp Việt Nam tự cường, làm chủ công nghệ số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp cần có tinh thần tự cường, làm chủ từ ứng dụng đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Make in Viet Nam không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp đất nước có hòa bình lâu dài.
Doanh nghiệp Việt Nam tự cường, làm chủ công nghệ số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: