Với sứ mệnh ươm mầm và đầu tư dài hạn vào các đơn vị khởi nghiệp có tính sáng tạo cao, quỹ đầu tư FUNDGO sẽ đa dạng hoá danh mục đầu tư vào các mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng ăn uống, sản xuất nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, công nghệ giáo dục, công nghệ tài chính, công nghệ y học, công nghệ truyền thông và marketing. Đặc biệt, Quỹ khuyến khích cách doanh nghiệp có định hướng công nghệ, từ thiết bị hỗ trợ nông nghiệp cho tới những công nghệ tiên tiến như blockchain.
Quỹ FUNDGO sẽ còn ưu tiên cho những doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, các sáng chế có tính thực tiễn và có khả năng thương mại hóa cao. Thành phố Cần Thơ sẽ lớn mạnh hơn trong tương lai gần với sự hậu thuẫn của Quỹ FUNDGO.
Lễ ra mắt Ban đại diện Quỹ và Công ty Quản lý Quỹ FUNDGO
Lễ ra mắt Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO được diễn ra vào lúc 16 giờ ngày 21/03/2022, với sự hiện diện của hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban ngành. Bên cạnh đó, chương trình cũng được phát sóng trực tiếp trên nền tảng Facebook, thu hút hơn 11.000 lượt xem và gần 7.000 lượt yêu thích và tương tác trực tuyến.
Sự kiện gồm ba nội dung chính là chương trình ra mắt Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO, lễ ký kết giữa các bên liên quan và lễ công bố ra mắt sách dự án sách "Đầu tư tài sản số: Từ gốc rễ đến thành công".
Ông Đinh Tuấn Kiệt phát biểu tại sự kiện.
Chia sẻ về lý do thành lập và mục tiêu của FUNDGO, tại sự kiện, ông Đinh Tuấn Kiệt - Chủ tịch Quỹ, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Thành phố Cần Thơ cũng khẳng định: "Với quyết định thành lập cùng những cam kết về nguồn lực và vốn, FUNDGO kỳ vọng sẽ trở thành một đòn bẩy, thúc đẩy sự sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp. Quỹ sẽ giúp cho các doanh nghiệp trẻ có những bước tiến nhanh hơn, vững chắc hơn, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của TP. Cần Thơ."
Lễ ký kết chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo giữa quỹ FUNDGO và Thành đoàn Cần Thơ
Phần cuối chương trình là lễ ký kết hợp tác và công bố ra mắt dự án sách "Đầu tư tài sản số: Từ gốc rễ đến thành công" giữa 4 bên gồm Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), Liên minh Chuyển đổi số (DTS), Công ty Cổ phần Công nghệ ONUS và Học viện Chuyển đổi số IM Group với sự chứng kiến của lãnh đạo Công ty Cổ phần TRUSTpay.
Đặc biệt, sự đồng hành của ONUS, ứng dụng đang có 2 triệu nhà đầu tư tài sản số, sẽ đóng góp nhiều kiến thức thực tế cho người tham gia. Đại diện các đơn vị cũng đã có buổi tọa đàm ngắn về những thành tựu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam cũng như tiềm năng của tài sản số.
Tính đến cuối năm 2021, TP. Cần Thơ đã có khoảng 628 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, giúp nâng mức doanh thu nội địa chung của ngành lên tới 4.785 tỷ đồng. Điều này cho thấy TP. Cần Thơ đang có những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số, xu hướng tất yếu và cũng là điều cần làm trong thời đại mới.
https://genk.vn/quy-khoi-nghiep-dau-tien-cua-tp-can-tho-ra-mat-da-dang-danh-muc-tu-kinh-doanh-nong-nghiep-toi-cong-nghe-internet-20220322181315848.chn Lấy link