Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt bộ xử lý Intel 4004 - ông tổ của những cuộc cách mạng công nghệ hiện nay

Nếu không có con chip này, có lẽ giờ chúng ta vẫn đang chơi trò chơi thẻ bài hoặc dùng bồ câu để gửi thư cho nhau.


Ngày này 50 năm trước, ngày 15 tháng 11 năm 1971, Intel đã phát hành bộ xử lý 4004 nổi tiếng của mình. Việc ra đời bộ xử lý này đã đặt một dấu mốc quan trọng cho kỷ nguyên máy tính hiện đại. Một số ý tưởng cốt lõi từ bộ xử lý này vẫn còn được ứng dụng ngày nay trong nhiều phần khác nhau của thế giới công nghệ.


Không có con chip này, có thể chúng ta vẫn đang chơi thẻ bài hoặc dùng bồ câu đưa thư, thay vì các máy chơi game đồ họa cao cấp cầm tay và email.


Chip 4004 là bộ vi xử lý thương mại đầu tiên và chắc chắn là một trong những người tiên phong của công nghệ ngày nay. Nó kết hợp nhiều chức năng khác nhau vào trong một con chip bán dẫn duy nhất với tần số xung nhịp và mật độ bóng bán dẫn cao hơn bất cứ thứ gì có sẵn vào thời điểm đó. Nó cũng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao cấp nhất lúc đó.


Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt bộ xử lý Intel 4004 - ông tổ của những cuộc cách mạng công nghệ hiện nay - Ảnh 1.

Trước năm 1971, Intel vốn tập trung vào việc các bộ nhớ bán dẫn và không có nhiều chuyên môn trong việc sản xuất các bộ xử lý đa dụng. Vào năm 1969, hãng Nippon Calculating Machine Corporation tiếp cận Intel để thiết kế một bộ xử lý cho máy tính in ấn Busicom 141-PF của họ.


Intel sau đó đưa ra 4 thiết kế chip xử lý khác nhau, một trong số đó có thể lập trình cho nhiều tác vụ khác nhau. Từ đó ngành máy tính điện tử bắt đầu sang trang mới. Để đáp ứng các mục tiêu thiết kế này, họ thuê nhà thiết kế chip người Italy Fredrico Faggin. Không còn nghi ngờ gì nữa, trình độ chuyên môn của Faggin đã giúp Intel đạt đến vị trí thống trị như những năm vừa qua. Dường như để tri ân cho điều này, trong die chip 4004 đều chứa hai chữ FF ở góc.


Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt bộ xử lý Intel 4004 - ông tổ của những cuộc cách mạng công nghệ hiện nay - Ảnh 2.

Hai chữ FF tí xíu nằm trong die mỗi con chip 4004, phải tháo bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài mới có thể nhìn thấy


"Con chip 4004 quá cách mạng đến nỗi Intel phải mất đến 5 năm mới có thể huấn luyện cho các kỹ sư về cách xây dựng các sản phẩm mới dựa trên các bộ vi xử lý đó." Nhà đồng sáng tạo Stan Mazor cho biết. "Cuối cùng Intel đã rất thành công trên hành trình này và phần còn lại là lịch sử."


Một vài thông số đáng chú ý của 4004 vào thời điểm đó: xung nhịp 740 KHz, sản xuất trên tiến trình 10 micromet (10.000 nm) và tổng cộng có 2.300 bóng bán dẫn. Nếu nhìn lại các CPU hiện đại ngày nay với xung nhịp khoảng 4,5 GHz, sản xuất bằng tiến trình 7nm và chứa hàng tỷ bóng bán dẫn bên trong, bạn sẽ hình dung ra được ngành điện toán đã tiến một bước dài thế nào trong 50 năm qua.


Công nghệ và kinh nghiệm Intel có được từ việc thiết kế những con chip đầu tiên này cuối cùng đã dẫn đến việc ra mắt bộ xử lý 8086 vào năm 1978, được sử dụng trong máy tính PC đầu tiên của IBM. Từ đây, các máy tính PC hiện đại đã được ra đời. Đó chính là thành quả của nhiều cuộc cách mạng công nghệ mà chúng ta đang được thừa hưởng ngày nay.


Tham khảo PCGamer


Lấy link







Hom nay ky niem 50 nam ngay ra mat bo xu ly Intel 4004 - "ong to" cua nhung cuoc cach mang cong nghe hien nay


Neu khong co con chip nay, co le gio chung ta van dang choi tro choi the bai hoac dung bo cau de gui thu cho nhau.

Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt bộ xử lý Intel 4004 - "ông tổ" của những cuộc cách mạng công nghệ hiện nay

Nếu không có con chip này, có lẽ giờ chúng ta vẫn đang chơi trò chơi thẻ bài hoặc dùng bồ câu để gửi thư cho nhau.
Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt bộ xử lý Intel 4004 - ông tổ của những cuộc cách mạng công nghệ hiện nay
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: