Sau tất cả, người Nhật cuối cùng cũng sắp ngừng sử dụng những chiếc đĩa mềm cổ lỗ sĩ

Trong bối cảnh Nhật Bản cố gắng đẩy mạnh chuyển đổi số để thực hiện mô hình Chính phủ điện tử, nhiều chính quyền địa phương ở Tokyo đang bắt đầu loại bỏ những chiếc đĩa mềm, vốn đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để lưu trữ và di chuyển dữ liệu.


Theo Nikkei, chính quyền quận Meguro sẽ chuyển tất cả dữ liệu lưu trên đĩa mềm và các phương tiệu lưu trữ vật lý khác sang hình thức lưu trữ trên mạng trong năm nay. Chính quyền quận Chiyoda có kế hoạch chuyển đổi tương tự trong vòng vài năm tới. Trong khi đó, quận Minato đã hoàn tất quá trình chuyển đổi số từ đĩa mềm sang hệ thống trực tuyến từ năm 2019.


Tuy nhiên, việc các cơ quan hành chính ở Tokyo ‘miễn cưỡng’ từ bỏ những chiếc đĩa mềm đã quá lỗi thời, cho thấy quá trình chuyển đổi số mà chính quyền Nhật Bản cố gắng thực hiện vẫn còn rất nhiều trở ngại.


Sau tất cả, người Nhật cuối cùng cũng sắp ngừng sử dụng những chiếc đĩa mềm cổ lỗ sĩ - Ảnh 1.

Yoichi Ono, người phụ trách quản lý công quỹ của quận Meguro, cho biết đĩa mềm "hầu như không bao giờ bị hỏng và mất dữ liệu". Từ lâu, chính quyền quận này đã lưu trữ thông tin về ‘nhân viên trên đĩa mềm 3,5 inch, sau đó chuyển đến ngân hàng để xử lý.


Đáng nói, việc lưu trữ trên đĩa mềm vẫn tiếp tục tồn tại ở Nhật, mặc cho các thiết bị lưu trữ này đã biến mất khỏi thị trường từ lâu. Sony, một trong những nhà sản xuất đĩa mềm 3,5 inch đầu tiên trên thế giới, đã ngừng bán chúng cách đây một thập kỷ.


Tuy nhiên, những trở ngại như đĩa mềm có thể ghi đè & lưu trữ dữ liệu không giới hạn số lần, hay việc các cơ quan tại Nhật có trong tay một số lượng lớn đĩa mềm, đã khiến các quan chức nước này không quá mặn mà chuyện nâng cấp hệ thống lưu trữ mới hơn.


Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào năm 2019, khi Ngân hàng Mizuho thông báo với chính quyền quận Mizuho về việc bắt đầu thu phí 50.000 yên (438 USD theo tỷ giá hiện tại) mỗi tháng với các khách hàng sử dụng ổ lưu trữ vật lý, bao gồm cả đĩa mềm.


Theo đó, việc đĩa mềm không còn được sản xuất, trong khi chi phí duy trì đầu đọc đĩa mềm quá cao, đã khiến ngân hàng này phải tiến hành thu phí.


Về phía các cơ quan hành chính, việc buộc phải chi ra thêm 5000 USD/năm đã vô tình thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại đây. Theo đó, toàn bộ dữ liệu liên quan đến hệ thống bên ngoài giờ sẽ được lưu trữ trên mạng.


"Điều này sẽ giúp các bộ phận của chúng tôi tiết kiệm thời gian lưu dữ liệu vào đĩa mềm và mang chúng đi khắp nơi," Yoichi Ono, người phụ trách quản lý công quỹ của quận Meguro, nói.


Đối với chính quyền quận Chiyoda, việc chuyển đổi là một phần của kế hoạch xây dựng lại hoàn toàn hệ thống vào 2026. Các nhà chức trách đặt ra mục tiêu cho phép người dân có thể hoàn thiện giấy tờ qua mạng, thay vì phải trực tiếp đến văn phòng quận.


Tuy nhiên. việc chuyển đổi số hoàn toàn vẫn còn rất lâu mới thực hiện được. Chẳng hạn, các nhà chức trách vẫn còn rất nhiều thời gian để xử lý các công việc như số hóa các hợp đồng giấy tờ.


Tham khảo Nikkei



Lấy link







Sau tat ca, nguoi Nhat cuoi cung cung sap ngung su dung nhung chiec dia mem 'co lo si'


Trong boi canh Nhat Ban co gang day manh chuyen doi so de thuc hien mo hinh Chinh phu dien tu, nhieu chinh quyen dia phuong o Tokyo dang bat dau loai bo nhung chiec dia mem, von da duoc su dung trong nhieu thap ky de luu tru va di chuyen du lieu.

Sau tất cả, người Nhật cuối cùng cũng sắp ngừng sử dụng những chiếc đĩa mềm 'cổ lỗ sĩ'

Trong bối cảnh Nhật Bản cố gắng đẩy mạnh chuyển đổi số để thực hiện mô hình Chính phủ điện tử, nhiều chính quyền địa phương ở Tokyo đang bắt đầu loại bỏ những chiếc đĩa mềm, vốn đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để lưu trữ và di chuyển dữ liệu.
Sau tất cả, người Nhật cuối cùng cũng sắp ngừng sử dụng những chiếc đĩa mềm cổ lỗ sĩ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: