Năm 2016, Oppo trở thành thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này đang cơ cấu lại sau khi tuyển dụng quá mức trong vài năm gần đây. Theo nguồn tin của hãng tin tài chính Bloomberg, việc cắt giảm lao động sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị quan trọng, bao gồm một nhóm tùy biến Android thành ColorOS, một nhóm IoT chuyên phát triển các thiết bị đeo như smartwatch và tai nghe.
Một cửa hàng Oppo tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
Từ giữa năm 2021, Oppo sáp nhập với thương hiệu smartphone OnePlus để kết hợp nguồn lực và giảm chi phí, song điều này lại dẫn tới nhiều vị trí dư thừa. Oppo và OnePlus cùng thuộc công ty mẹ BBK Electronics. Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) điện thoại và bán hàng quốc tế không chịu tác động từ đợt cắt giảm.
Oppo vươn lên thành một trong những thương hiệu smartphone Trung Quốc lớn nhất nhờ tập hợp các nhà bán lẻ tại nông thôn và trang bị pin, bộ nhớ lớn. Dù vậy, các khoản đầu tư mạnh tay nhằm mở rộng thị trường từ Ấn Độ tới Đông Nam Á, châu Âu không đạt kết quả như mong đợi trước sự cạnh tranh khốc liệt từ Xiaomi và Apple. Họ còn đang đối mặt với sự sụt giảm của ngành bán lẻ Trung Quốc do Covid-19.
Các lĩnh vực khác của Oppo cũng không thành công. Theo ước tính của hãng nghiên cứu IDC, sau vài năm, thị phần smartwatch Oppo trên toàn cầu chưa tới 1%, còn thị phần tai nghe là khoảng 1,7%.
Giám đốc nghiên cứu Tarun Pathak của hãng nghiên cứu Counterpoint cho rằng Oppo đã quá dàn trải. Việc cắt giảm dường như để tiết kiệm chi phí trong khi thay đổi chiến lược.
Vào thời kỳ đỉnh cao, Oppo thưởng hậu hĩnh cho các nhà bán lẻ để giành thị phần và có hẳn một trụ sở tại Thâm Quyến do công ty Zaha Hadid Architects thiết kế, gồm 20 tầng và một triển lãm nghệ thuật.
Theo IDC, trong quý II, lượng smartphone Oppo xuất xưởng tăng 37%, đứng thứ 4 thế giới. Còn với OnePlus, họ xâm nhập thị trường Mỹ sâu sắc hơn bất kỳ thương hiệu Trung Quốc nào khác nhưng cũng thất bại trước Apple và Samsung tại phân khúc cao cấp.
Lấy link