Vai trò của 5G đối với phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ triển khai mạng mới và tăng trưởng người dùng đã vượt quá ngưỡng đánh giá khả thi ban đầu...


Tốc độ triển khai mạng mới và tăng trưởng người dùng đã vượt quá ngưỡng đánh giá khả thi ban đầu. Chúng ta bắt đầu lượng hóa và đo lường được mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới này tới nền kinh tế. Các lĩnh vực đang được hưởng lợi lớn nhất từ 5G là: chăm sóc sức khỏe, quản lý tài nguyên, dịch vụ thiết yếu thông minh, dịch vụ đa phương tiện, chế tạo công nghiệp và dịch vụ tài chính. 


Tăng trưởng của 5G


Tính tới 5/2021, đã có 169 nhà khai thác thông tin đi động triển khai 5G ở 70 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù số lượng mạng 5G triển khai còn nhỏ so với số lượng mạng 4G hiện tại (hiện có 811 mạng LTE), nhưng trong khi số lượng mạng 4G mới đã dừng lại, như Hình 2, thì số lượng mạng 5G triển khai mới lại đang tăng trưởng rất nhanh như tại Hình 1. Điều này dẫn tới người dùng sẽ dịch chuyển sang 5G với tốc độ lớn, như thể hiện tại Hình 3-4. 


Vai trò của 5G đối với phát triển kinh tế - xã hội

Hình 1 – Thống kê về triển khai 5G trên thế giới


Tăng trưởng về công nghệ 4G đã đạt tới ngưỡng bão hòa, và dần suy giảm trong các năm tới. Công nghệ 4G đã hoàn thành sứ mạng trong phổ biến công nghệ vô tuyến băng rộng với giá thành hợp lý trên toàn thế giới. Tuy vậy, với nhu cầu mới của hạ tầng thông tin vô tuyến băng rộng của xã hội số, công nghệ 4G đã không còn đáp ứng được yêu cầu về hiệu suất, tốc độ, độ tin cậy. Công nghệ 5G xuất hiện để đáp ứng các nhu cầu này, và tốc độ triển khai 5G đã được đẩy nhanh lên rất nhiều do đại dịch COVID-19. 


Hình 2 - Số lượng nhà mạng triển khai mạng LTE


Tới cuối năm 2016, 5G sẽ chiếm khoảng 40,8% thị trường toàn cầu, với khoảng 4,62 tỷ thuê bao.


Hình 3 - Tỷ lệ thuê bao di động theo công nghệ, cuối năm 2026


Hình 4 - Thuê bao theo công nghệ 2021-2026


Tác động của 5G đối với nền kinh tế toàn cầu


Năm 2020-2021 đang phải chống chịu với thảm họa về kinh tế và sức khỏe toàn cầu do dịch bệnh COVID-19. Các quốc gia trên thế giới đang dùng công nghệ số để chống lại các thảm họa toàn cầu này, do vậy, theo cách này hay cách khác, đều dựa chủ yếu vào mạng thông tin vô tuyến, đặc biệt là công nghệ thông tin vô tuyến băng rộng trên nền tảng 5G để vận hành thông suốt nền kinh tế số. Các công nghệ thông tin vô tuyến thế hệ trước do giới hạn về mặt công nghệ và hiệu năng khó có thể đáp ứng đầy đủ đòi hỏi và thách thức mới.


Trước tiên, công nghệ vô tuyến băng rộng, nhất là 5G, đang hỗ trợ rất hữu hiệu các nền kinh tế chống lại tác động của dịch bệnh, bao gồm giám sát việc lan truyền của virus, hỗ trợ tự động hóa chăm sóc sức khỏe, và cho phép học tập và làm việc từ xa.


Sự quan trọng của công nghệ vô tuyến băng rộng trong tăng sức chống chịu của nền kinh tế toàn cầu, như tự động hóa trong công nghiệp và chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, hỗ trợ các ngành nghề đang chịu tác động mạnh trong thời gian đại dịch.


Cuối cùng là phát triển của công nghệ trong đại dịch đóng vai trò quan trọng như thế nào ở giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dich. 


Tới cuối năm 2016, 5G sẽ chiếm khoảng 40,8% thị trường toàn cầu, với khoảng 4,62 tỷ thuê bao.


Tác động của 5G đối với nền kinh tế toàn cầu


Năm 2020-2021 đang phải chống chịu với thảm họa về kinh tế và sức khỏe toàn cầu do dịch bệnh COVID-19. Các quốc gia trên thế giới đang dùng công nghệ số để chống lại các thảm họa toàn cầu này, do vậy, theo cách này hay cách khác, đều dựa chủ yếu vào mạng thông tin vô tuyến, đặc biệt là công nghệ thông tin vô tuyến băng rộng trên nền tảng 5G để vận hành thông suốt nền kinh tế số. Các công nghệ thông tin vô tuyến thế hệ trước do giới hạn về mặt công nghệ và hiệu năng khó có thể đáp ứng đầy đủ đòi hỏi và thách thức mới.


Trước tiên, công nghệ vô tuyến băng rộng, nhất là 5G, đang hỗ trợ rất hữu hiệu các nền kinh tế chống lại tác động của dịch bệnh, bao gồm giám sát việc lan truyền của virus, hỗ trợ tự động hóa chăm sóc sức khỏe, và cho phép học tập và làm việc từ xa.


Sự quan trọng của công nghệ vô tuyến băng rộng trong tăng sức chống chịu của nền kinh tế toàn cầu, như tự động hóa trong công nghiệp và chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, hỗ trợ các ngành nghề đang chịu tác động mạnh trong thời gian đại dịch.


Cuối cùng là phát triển của công nghệ trong đại dịch đóng vai trò quan trọng như thế nào ở giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch. 


Virus lan tràn bắt đầu từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. COVID-19 ảnh hưởng tới mọi quốc gia trên thế giới, làm đứt gãy đáng kể mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc. Trong tình huống khẩn cấp toàn cầu, các ứng dụng công nghệ số phát triển vượt bậc, bao gồm các robot xúc giác trợ giúp các bác sỹ và y tá ở bệnh viện, máy bay không người lái để giám sát các đám đông, trí tuệ nhân tạo và công nghệ học sâu tìm hiểu các xu hướng chăm sóc sức khỏe, IoT cho tự động hóa chuỗi cung ứng, và học tập từ xa để duy trì giáo dục... 


Tất cả những ứng dụng thiết yếu nêu trên đều dựa trên mạng băng rộng tốc độ cao, chủ yếu là mạng vô tuyến băng rộng. Điều nay đặt ra một áp lực rất lớn vào mạng lưới viễn thông. Trong bối cảnh đó, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã tiến hành cuộc họp khẩn của Ủy ban băng rộng vì phát triển bền vững để chỉ thị các chính phủ, giới công nghiệp và xã hội dân sự để tăng cường dung lượng mạng tại các điểm thiết yếu, như bệnh viện và các trạm trung chuyển giao thông. Không chỉ vậy, Ủy ban còn nhấn mạnh vào sự quan trọng của công nghệ viễn thông trong phổ biến kịp thời các thông tin trọng yếu, hỗ trợ e-learning thông qua các phương tiện số cho hơn 1,5 tỷ học sinh, sinh viên và thúc đẩy thương mại điện tử.


Đại dịch COVID-19 thể hiện sức tàn phá khủng khiếp đối với nền kinh tế thế giới, theo thống kê của IMF như chỉ ra tại Hình 5. Hầu hết các nước trên thế giới đều thể hiện mức sụt giảm nặng nề qua các số liệu thống kê vĩ mô mà điển hình là GDP. 


Hình 5 - Tăng trưởng GDP năm 2020


Trong quá trình tìm kiếm giải pháp để ứng phó với đại dịch, công nghệ thông tin vô tuyến băng rộng nổi lên là một trong các giải pháp hiệu quả nhất để duy trì tính liên tục của chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu. Hiệu quả của 5G còn thể hiện rõ rệt hơn khi trong năm 2021, số lượng các nhà khai thác triển khai mới có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ, đáp đứng tốt các yêu cầu thiết yêu đặt ra của nền kinh tế: y tế từ xa, thương mại điện tử, gặp mặt không tiếp xúc... 


Điều này đã thể hiện hiệu quả của các giải pháp chống lại ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế, trong đó thông tin vô tuyến băng rộng, đặc biệt là 5G đóng vai trò đi đầu trong đảm bảo bảo hạ tầng vững chắc, ổn định cho nền kinh tế số. Có thể nói rằng COVID-19 đã thúc đẩy 5G phát triển với tốc độ nhanh hơn, và 5G cũng đã mang lại hiệu quả lớn hơn. Tốc độ phục hồi tốt nhất hầu hết xảy ra ở các nước triển khai 5G mạnh. Phân tích lượng giá cho thấy mức độ đóng góp của 5G đối với nền kinh tế thế giới tăng đột biến trong năm 2021, và duy trì mức độ đóng góp lớn, tới "1% GDP toàn cầu, vào năm 2030, như tại Hình 6.


Hình 6 - Dự báo đóng góp của 5G đối với kinh tế (GDP) toàn cầu giai đoạn 2020-2030


Đóng góp của 5G đối với nền kinh tế thế giới 


Ở từng khu vực, Bắc Mỹ sẽ chứng kiến tăng trưởng GDP lớn nhất do 5G mang lại. Tiếp theo là châu Á, châu Đại Dương và châu Âu. Trong số các quốc gia thì Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có mức độ tăng trưởng tuyệt đối do 5G mang lại là lớn nhất.


Hình 7 – Đóng góp tuyệt đối của 5G của từng quốc gia


Khu vực châu Âu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng rất đáng kể của 5G đối với nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Accenture, 5G tác động tới mọi ngõ ngách của châu Âu. Không ngạc nhiên khi các quốc gia đi đầu được hưởng lợi nhiều nhất – Đức cho thấy chuyển đổi được 4,6 triệu việc làm và tăng GDP được 182 tỷ EURO; mức tăng của Anh là 2,7 triệu việc làm và tăng GDP được 151 tỷ EURO. 


Hình 8 - Ảnh hưởng của 5G đối với Châu Âu (GDP - việc làm) giai đoạn 2021-2025


Tác động của 5G đối với từng lĩnh vực


Đối với từng lĩnh vực, 5G được dự báo sẽ tác động mạnh nhất vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, quản lý hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (nước, năng lượng, rác thải...). 5G thúc đẩy GDP toàn cầu theo từng ngành công nghiệp vào năm 2030 như thể hiện tại Hình 9.


COVID-19 bùng nổ đóng vai trò như chất xúc tác cho sự phát triển và đổi mới của 5G, nhất là trong lĩnh vực tự động hóa chăm sóc sức khỏe. Robot y tế hỗ trợ bởi 5G có thể phát thuốc, kiểm tra thân nhiệt bệnh nhân, khử trùng các phòng bệnh, làm giảm thời gian tiếp xúc với virus cho các nhân viên y tế. Bệnh viện có thể thu thập liên tục thông tin về bệnh nhân thông qua các robot có kết nối 5G và chia sẻ thông tin với các trung tâm y tế khác. Điều này làm tăng đáng kể tính hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Việc trao đổi thông tin với các robot này đòi hỏi hạ tầng 5G rộng khắp để cung cấp đường truyền tin cậy và độ trễ thấp. Trung Quốc đã triển khai hệ thống video tư vấn từ xa với các chuyên gia dựa trên 5G+ tại nhiều bệnh viện.


Hình 9. 5G thúc đẩy GDP toàn cầu theo từng lĩnh vực công nghiệp vào năm 2030


Thương mại điện tử


Do COVID-19, TMĐT đang trở thành trụ cột trọng yếu để duy trì việc làm, ví dụ như Amazon thông báo thuê tuyển 175.000 người để đáp ứng nhu cầu giao hàng, trong khi các ngành nghề khác phải giảm lao động, đặc biệt là ngành du lịch. Việc kết hợp 5G và các công nghệ khác như IoT, AI, blockchain và AR/VR sẽ chuyển đổi ngành công nghiệp TMĐT. IoT cùng với kết nối 5G sẽ hỗ trợ truyền dữ liệu nhánh chóng để tăng cường trải nghiệm của người dùng, theo dõi tình trạng kho hàng thời gian thực, và quản lý đặt hàng hiệu quả. Tương tự như vậy, AR/VR cùng với kết nối 5G cho phép khách hàng đặt các sản phẩm thật thông qua môi trường ảo. Với 5G, TMĐT cung cấp trải nghiệm xem xét đồ vật với độ phân giải cao. Báo cáo của Adobe Digital tuyên bố rằng 5G sẽ thúc đẩy doanh thu của TMĐT lên 12 tỷ USD trong năm 2021 do hầu hết các doanh nghiệp đang chuyển đổi sang TMĐT.


Các ngành công nghiệp cần phát triển chiến lược thích ứng với tinh hình mới bằng cách dịch chuyển nhanh theo hướng nền kinh tế không tiếp xúc (touch-less) hoặc tiếp xúc tối thiểu (low-touch) để chống lại các đứt gẫy trong nền kinh tế bình thường do đại dịch gây ra.


Y tế từ xa


COVID-19 đã làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của Statista, doanh thu dự kiến của chăm sóc sức khỏe từ xa toàn cầu là 332,7 tỷ USD vào năm 2025. Tương lai này sẽ không thể hiện thực hóa được nếu thiếu giải pháp kết nối vô tuyến băng rộng tốc độ cao và tin cậy của mạng 5G. Trong đó, vai trò của IoT, robotics, và AR/VR với đường truyền vô tuyến tốc độ cao, ổn định và độ trễ đảm bảo sẽ thực sự là cuộc cách mạng của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe từ xa.


Đối với từng quốc gia, chưa có nhiều phân tích đo lường cụ thể. Riêng ở Mỹ, mức độ tác động của 5G đối với từng lĩnh vực có đôi chút khác biệt, nhưng vẫn nằm trong tổng thể chung, như thế hiện trong Hình 10. 


Hình 10 - Đóng góp của 5G với GDP tại Mỹ trong khoảng 2021-2025 theo từng lĩnh vực


Chi phí triển khai mạng 5G


Anh dự kiến chi phí triển khai 5G là khoảng 35,4 – 59 tỷ USD. Trong khi đó chi phí vận hành (CapEX) của các nhà khai thác thông tin di động là khoảng 2,95 tỷ USD.


Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu tái sử dụng các hạ tầng công cộng thụ động (cột đèn, cột điện thoại...) thì có thể giảm tới 40-60% chi phí triển khai nêu trên. 


CapEX để nâng cấp trạm macro hiện tại lên 5G


Chính sách linh hoạt phổ tần


Chính sách về phổ tần là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến, cũng như có ảnh hưởng chính yếu tới việc định hình nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.


Giá phổ tần cùng với chi phí triển khai mạng lớn chính là hai yếu tố cản trở sự phát triển cũng như đổi mới của mạng 5G. Thay đổi về chính sách phổ tần sẽ có tác động to lớn tới giảm giá thành chung triển khai mạng 5G. Theo hướng này, chính sách cấp phép tần số theo khu vực sẽ trợ giúp lớn cho các nhà mạng trong triển khai 5G ở các khu vực phù hợp. Ofcom của Anh đi đầu trên thế giới trong xu hướng cấp phép phổ tần theo khu vực. Giải pháp cấp phép này mở ra cơ hội cho các nhà khai thác khác được tái cấp phép đối với các băng tần đã cấp cho một nhà khai thác khác nhưng chưa được sử dụng ở khu vực đó. Các băng tần phù hợp cho 5G, nhất là các băng mmWave, với đặc tính truyền sóng phù hợp với các cell nhỏ sẽ rất phù hợp cho mô hình cấp phép này.




Mô hình cấp phép mới cũng mở ra cơ hội cho nhiều người chơi mới (doanh nghiệp, tổ chức ...) để thiết lập mạng 5G tùy biến với chi phí rẻ và độ an toàn, tin cậy cao. Ứng dụng cho các tình huống này có thể là mạng 5G dùng riêng cho truyền thông thiết bị - thiết bị (machine-to- machine) trong ứng dụng công nghiệp nông nghiệp, hoặc nhiều ứng dụng tương tự khác. Việc triển khai mạng truy cập vô tuyến băng rộng cố định (FWA) cũng có thể được hưởng lợi từ cách tiếp cận chính sách đổi mới này.


Một số khuyến nghị cho Việt Nam


Việt Nam đang đi sau nhiều nước trong triển khai thường mại hóa mạng 5G. Mặc dù việc triển khai mạng 5G phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, nhưng với hiệu quả đã được chứng minh trên thế giới, cũng như vai trò của 5G trong xử lý đại dịch COVID-19, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa và rút ngắn lộ trình triển khai ở Việt Nam, cụ thể gồm những nội dung sau:


- Thúc đẩy mạnh hơn việc dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các nhà mạng; hỗ trợ các nhà mạng trong triển khai hạ tầng tại các cơ sở hạ tầng sẵn có (cột điện, cột đèn đường...) để giảm chi phí cũng như tốc độ triển khai.


- Nghiên cứu kinh nghiệm của Anh trong cấp phép băng tần theo khu vực, đặc biệt là các băng tần mmWave. Điều này sẽ thúc đẩy mạng 5G dùng riêng ở các khu vực nhỏ như nhà máy, khuôn viên trường học, cơ sở nghiên cứu...


- Xem xét hỗ trợ giảm phí tần số triển khai 5G, có thể trong một số năm đầu, để giảm gánh nặng chi phí triển khai ban đầu cho các nhà mạng. Điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hạ tầCng mạng 5G cũng như phát triển người dùng và gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. 


Tài liệu tham khảo



[1]. GSA, H1 2021 Review: 5G Spectrum, Networks and Devices, 24/6/2021



[2]. GSA, LTE to 5G: June 2021 – Global Update, 14/72021



[3]. ITU, Special emergency session of the Broadband Commission pushes for action to extend internet access and boost capacity to fight COVID-19, 03/4/2020



[4]. IMF, Real GDP growth, truy cập ngày 18/7/2021
[5]. PWC, The global economic impact of 5G, 2021
[6]. Accenture, The Impact of 5G on the European Economy, 02/2021
[7]. Amazon, Amazon has hired 175,000 additional people, 13/4/2020


[8]. Adobe Report, 5G will drive $12 billion in new mobile commerce revenue by 2021, 5/3/2018


[9]. Statista, Contribution of 5G to GDP in the United States 2021-2025, by industry, 4/3/2021


[10]. Statista dossier on the global m-health industry and market, 2020


[11]. Ofcom, Enabling wireless innovation through local licensing, 25/7/2019





(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 8 tháng 8/2021)









Vai tro cua 5G doi voi phat trien kinh te - xa hoi


Tóc dô triẻn khai mạng mói và tăng trưỏng ngưòi dùng dã vưọt quá ngưõng dánh giá khả thi ban dàu...

Vai trò của 5G đối với phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ triển khai mạng mới và tăng trưởng người dùng đã vượt quá ngưỡng đánh giá khả thi ban đầu...
Vai trò của 5G đối với phát triển kinh tế - xã hội
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: