Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Viện Smithsonian (Đức) và Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết những khối tròn trên bề mặt Sao Hỏa có thể là hydrohematite, thứ được phát hiện bởi nhà khai thác khoáng vật người Đức August Breithaupt phát hiện vào năm 1843, ngay trên Trái Đất.
Theo Daily Mail, loại đá này là một dạng khoáng chất sắt ngậm nước và chính sắt tạo nên cho nó màu đỏ đặc trưng.
Trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã phân tích lại các mẫu đá cũ, bao gồm dùng quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X để "soi kỹ" các thành phần. Họ phát hiện ra rằng trong môi trường kiềm, nước, nhiệt độ phù hợp, hydrohematite có thể kết tủa ra ngoài, tạo thành các lớp trầm tích.
Đó chính là điều kiện của Sao Hỏa cổ đại, khi hành tinh chưa khô cạn như bây giờ. Xét đến các thành phần trong đất Sao Hỏa mà Curiosity - cỗ xe tự hành của NASA, đang ở Sao Hỏa nhiều năm nay - thu thập được, họ tin rằng các khối tròn trong bức ảnh của NASA chính là hydrohematite. Các khối hydrohematite của Trái Đất được cho là cũng hình thành tại chỗ, nhưng vì ít vùng của Trái Đất có điều kiện phù hợp với loại khoáng vật này như ở Sao Hỏa nên nó kém phổ biến hơn.
Sự xuất hiện phong phú của khoáng chất này cũng giúp giải thích màu đỏ đặc trưng của hành tinh. Nếu đó quả thật là hydrohematite, sẽ là tin vui lớn cho các nhà vũ trụ học bởi hydromematit ngậm rất nhiều nước, sẽ là nguồn tài nguyên đáng kể cho các căn cứ Sao Hỏa, theo tờ Space.
Bức ảnh của NASA, do Curiostity chụp, từng đưa đến một loạt suy đoán và nghiên cứu. Đa số gọi nó là "đá việt quất" vì tin đó là đá nhưng có hình dạng như quả việt quất. Tuy nhiên cũng rất nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đó là sinh vật của Sao Hỏa - một sinh vật bậc thấp tương tự nấm trên Trái Đất, vì qua nhiều bức ảnh, chúng có vẻ thay đổi.
Theo Tiền phong