Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn

Hoạt động lấy mẫu của xe tự hành Perseverance diễn ra đúng như mong đợi, nhưng trong ống chứa lại không có sản phẩm nào.


NASA đã dành 9 năm và khoảng 2 tỷ USD cho nhiệm vụ khoan và lưu trữ các mẫu đá trên sao Hỏa. Và cuối cùng thì xe tự hành Perseverance cả họ đã sẵn sàng để biến điều đó thành hiện thực lần đầu tiên, vào thứ Sáu tuần trước, 6/8.


Nó đã chọn một tảng đá trong lòng hồ sao Hỏa cổ đại, nơi có thể từng chứa sự sống của người ngoài hành tinh, và cố gắng khoan. Nhưng sau đó một điều kỳ lạ đã xảy ra: Mẫu vật dường như đã biến mất không dấu vết.


Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 1.

Perseverance đã sử dụng bộ phận thu thập mẫu của mình để thử khai thác một tảng đá trên sao Hỏa vào ngày 6 tháng 8 năm 2021.


Có một lỗ nhỏ bằng ngón tay vẫn hiện diện trên tảng đá, nơi mẫu vật đã được rút ra. Nhưng lại không có gì trong ống thu mẫu của thiết bị. Và lõi đá cũng không nằm ở bất cứ nơi nào gần lỗ. Nó chỉ đơn giản là không ở đó.


"Mặc dù đây không phải là 'hole in one' (chỉ cú đánh đưa bóng vào thẳng lỗ trong môn golf với 1 gậy) mà chúng tôi mong đợi, nhưng luôn có rủi ro khi phá vỡ các nền tảng mới", Thomas Zurbuchen, phó giám đốc điều hành NASA cho biết trong một thông cáo báo chí. "Tôi tự tin rằng chúng tôi có một nhóm phù hợp làm việc này và chúng tôi sẽ kiên trì hướng tới một giải pháp để đảm bảo thành công trong tương lai."


Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 2.

Lỗ hổng Perseverance đã khoan vào một tảng đá trên sao Hỏa trong khi cố gắng lấy mẫu đầu tiên của mình, được chụp vào ngày 7 tháng 8 năm 2021.


Để tìm hiểu điều gì đã xảy ra, NASA đang hướng dẫn Perseverance chụp những bức ảnh cận cảnh về lỗ khoan mà nó đã tạo ra. Sau đó, người kiểm soát sứ mệnh sẽ cố gắng lập kế hoạch cho một lần lấy mẫu khác.


"Suy nghĩ ban đầu là có nhiều khả năng đây là kết quả của việc tảng đá mục tiêu đã không phản ứng theo cách chúng tôi mong đợi và ít có khả năng là vấn đề về phần cứng với Hệ thống lấy mẫu", Jennifer Trosper, giám đốc dự án của Perseverance, cho biết trong một tuyên bố. "Trong vài ngày tới, nhóm sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu mà chúng tôi có, đồng thời thu thập thêm một số dữ liệu chẩn đoán để hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của sự trống rỗng trong ống lấy mẫu."


Mục tiêu chính của xe tự hành Perseverance trên sao Hỏa là khám phá một khu vực có tên là Jezero Crater, sau đó thu thập các mẫu đá. Lỗ khoan nói trên là một trong 43 vị trí mà thiết bị đang có kế hoạch lấy mẫu cho mục đích này. Kế hoạch dài hạn của NASA là gửi một sứ mệnh khác lên sao Hỏa trong khoảng một thập kỷ tới để thu thập các mẫu vật mà Perseverance thu thập được, và đưa chúng trở lại Trái đất. Sau đó, các nhà khoa học trong tương lai có thể điều tra xem liệu sự sống của các vi sinh vật có thể đã từng lấp đầy khu vực này hay không.


Nói cách khác, một lượng lớn kế hoạch và tiền bạc phụ đang thuộc vào khả năng khoan thành công các mẫu này của Perseverance.


Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 3.

Perseverance đang nhìn chằm chằm vào cái lỗ mà nó đã khoan, ngày 6 tháng 8 năm 2021.


Trong nỗ lực lấy mẫu đầu tiên, Perseverance đã lần đầu tiên sử dụng một công cụ mài mòn để làm sạch bụi và lớp phủ bề mặt khỏi đá vụn. Sau đó, nó mở rộng cánh tay dài 2 mét của mình, thứ có gắn một công cụ thu thập mẫu ở đuôi. Công cụ này sử dụng một bộ máy khoan gõ để đẩy một mũi khoan rỗng vào đá.


Toàn bộ quá trình hoàn toàn tự động. Người điều khiển nhiệm vụ chỉ cần gửi một lệnh "Go" đến Perseverance.


Dữ liệu mà thiết bị đã truyền về Trái đất cho đến nay cho thấy rằng nó đã thực hiện các bước cần thiết chính xác như kế hoạch. Tuy nhiên, vì một số lý do, ống chứ mẫu vật trống rỗng.


Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn - Ảnh 4.

Phần trống rỗng bên trong ống thu mẫu đầu tiên của Perseverance, ngày 6 tháng 8 năm 2021.


Tảng đá mà Perseverance đang cố gắng lấy mẫu là tảng đá điển hình của khu vực mà nó đã lái qua. Toàn bộ nền miệng núi lửa Jezero được bao phủ bởi thứ mà NASA gọi là "đá lát". Những tảng đá xốp này có thể là trầm tích (có nghĩa là xuất hiện do hoạt động của sông và hồ) hoặc núi lửa. Việc lấy mẫu sẽ giúp các nhà khoa học xác định loại đá nào nằm trên nền miệng núi lửa, từ đó nâng cao hiểu biết của họ về lịch sử của khu vực.


Các sứ mệnh khác trên sao Hỏa cũng gặp phải khó khăn bất ngờ từ đất và đá. NASA gần đây đã phải từ bỏ kế hoạch "Mars mole" của tàu đổ bộ InSight, một công cụ thăm dò được cho là có thể đào sâu vào lớp vỏ sao Hỏa và đo nhiệt độ của nó. Thiết bị này đã tự nảy lên tại chỗ trên nền đất cứng, nơi được gọi là "lớp vỏ cứng".


"Tôi đã tham gia mọi nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa kể từ khi bắt đầu, và hành tinh này luôn dạy chúng tôi những gì chúng tôi chưa biết về nó", Trosper nói. "Một điều tôi nhận thấy là, không có gì bất thường khi xảy ra những biến chứng, trong những hoạt động phức tạp thực thi lần đầu tiên."


Tham khảo BI




Lấy link







Mau da tren sao Hoa cua NASA vua khoan xong da bien mat mot cach bi an


Hoat dong lay mau cua xe tu hanh Perseverance dien ra dung nhu mong doi, nhung trong ong chua lai khong co san pham nao.

Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn

Hoạt động lấy mẫu của xe tự hành Perseverance diễn ra đúng như mong đợi, nhưng trong ống chứa lại không có sản phẩm nào.
Mẫu đá trên sao Hỏa của NASA vừa khoan xong đã biến mất một cách bí ẩn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: