Bầy sư tử đói đánh liều mon men quây bắt tê giác sa lầy và cái kết

Con tê giác bị mắc kẹt trong hồ nước, việc đối mặt với những kẻ săn mồi đáng sợ đã đánh thức bản năng sinh tồn của nó.


Một video đầy kịch tính ghi lại cảnh chạm trán hiếm thấy giữa tê giác và những con sư tử cho thấy loài vật này không hề dễ dàng khuất phục trước nghịch cảnh.


David Wederell, một du khách người Anh đã may mắn ghi lại cảnh tượng này trong chuyến đi tham quan Vườn quốc gia Etosha, thuộc nước Cộng hòa Namibia. Wederell cho biết anh chứng kiến một con tê giác khá đen đủi khi đi uống nước và tắm bùn ở một hố nước, thì bất ngờ bị mắc kẹt do lớp bùn quá dày.


Thấy con tê giác gặp nạn, 3 con sư tử không biết từ đâu bỗng xuất hiện với hy vọng sẽ có được một bữa ăn dễ dàng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những kẻ săn mồi khiến tê giác lấy lại bản năng sinh tồn, khi nó dùng hết sức lực để thoát ra khỏi tư thế mắc kẹt dưới bùn.


Con tê giác thuộc họ tê giác đen cho những con sư tử thấy rằng nó không hề là một đối thủ "dễ xơi", khi lập tức lao vào tấn công đáp trả dữ dội.


Mặc dù không thể đả thương sư tử, nhưng sức mạnh của tê giác đã khiến kẻ địch nhụt chí. Nhận ra không còn cơ hội kiếm ăn ở đây, đàn sư tử đành lẳng lặng ra đi.


Bầy sư tử đói đánh liều mon men quây bắt tê giác sa lầy và cái kết - 1

Được biết đây là một cá thể tê giác đen, một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Hiện nay, chỉ còn khoảng 5.000 con tê giác đen con tồn tại và thường được nhìn thấy ở Namibia và ven biển Đông Phi.


Tê giác đen trưởng thành cao khoảng 1,5m, dài 3 - 3,65m, và nặng tới 1,3 tấn. Đặc điểm nhận dạng của chúng là lớp da dày và cái sừng đặc trưng, dài xấp xỉ 70cm.


Tê giác đen là loài động vật ăn cỏ. Thức ăn yêu thích của chúng là các loại lá cây, cành và chồi non, hoa quả và các loại cây bụi có gai. Do đó, chúng được liệt vào hàng động vật có lợi vì góp phần làm giảm các loại cây thân gỗ và tạo ra nhiều không gian cho các loại cỏ phát triển, đem lại lợi ích cho các động vật khác.


Da của tê giác là nơi sinh sống và ẩn náu của nhiều loại động vật ký sinh. Đây trở thành thức ăn bổ béo cho nhiều loài chim, điển hình như diệc bạch là loài chim chuyên sống cùng với tê giác.


Đầu thế kỷ 20, tê giác đen là loài tê giác đông đúc nhất về số lượng, với khoảng vài chục ngàn cá thể. Tuy nhiên ước tính trong vòng từ năm 1960 - 1995, hơn 95% số lượng tê giác đen đã bị tàn sát bởi nạn săn trộm chỉ vì giá trị lớn của những chiếc sừng.


Tê giác đen trên thực tế không phải luôn có màu da đen, mà phụ thuộc nhiều vào các điều kiện đất đai khu vực sinh sống và thói quen đầm mình dưới nước của chúng.


Minh Khôi









Bay su tu doi danh lieu mon men quay bat te giac sa lay va cai ket


Con te giac bi mac ket trong ho nuoc, viec doi mat voi nhung ke san moi dang so da danh thuc ban nang sinh ton cua no.

Bầy sư tử đói đánh liều mon men quây bắt tê giác sa lầy và cái kết

Con tê giác bị mắc kẹt trong hồ nước, việc đối mặt với những kẻ săn mồi đáng sợ đã đánh thức bản năng sinh tồn của nó.
Bầy sư tử đói đánh liều mon men quây bắt tê giác sa lầy và cái kết
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: