Hình học ứng dụng trên bảng đất sét 3.700 năm

Bảng đất sét thời Babylon Cũ dùng để khảo sát đất đai sử dụng bộ ba số Pythagoras ít nhất 1.000 năm trước khi Pythagoras sinh ra.


Các nhà nghiên cứu Australia công bố phát hiện có thể làm thay đổi lịch sử toán học, hé lộ bằng chứng hình học ứng dụng được sử dụng cho mục đích khảo sát đất đai cách đây 3.700 năm. Nằm trên bảng đất sét Babylon phát hiện cuối thế kỷ 19, hình khắc chi tiết được cho là ví dụ cổ nhất của hình học ứng dụng, bao gồm nhiều phương pháp toán học vượt thời đại, liên quan tới nhà triết học người Hy Lạp Pythagoras.


Hình vẽ nằm giữa bảng đất sét có tên Si.427, trưng bày ở bảo tàng tại Istanbul từ khi khai quật ở miền trung Iraq năm 1894. Tiến sĩ Daniel Mansfield ở Đại học New South Wales được cử tới nghiên cứu mẫu vật sau khi công trình trước đó về một đồ tạo tác khác cùng thời kỳ Babylon Cổ (năm 1.900 - 1.600 trước Công nguyên), cho thấy bằng chứng cổ xưa về lượng giác.


"Chúng ta vẫn cho rằng lượng giác, một nhánh của toán học liên quan tới nghiên cứu hình tam giác, được phát triển bởi những người Hy Lạp cổ đại quan sát bầu trời đêm ở thế kỷ 2 trước Công nguyên", Mansfield cho biết. "Nhưng người Babylon đã phát triển môn lượng giác học của riêng họ để giải quyết vấn đề đo đạc mặt đất, không phải bầu trời".


Mansfield và cộng sự nghi ngờ món cổ vật có tên Plimptom 322 có một số ứng dụng thực tế như xây dựng cung điện hoặc khảo sát cánh đồng. Khi tra cứu về đề tài này, Mansfield biết tới Si.427 cùng với hình khắc kỳ lạ và truy ra vị trí lưu giữ bảng đất sét là Bảo tàng Lịch sử tại Istanbul.


Được tạo bởi một người khảo sát đất sống ở thời kỳ Babylon Cũ bằng bút trâm, bảng đất sét Si.427 có biểu đồ cánh đồng chia thành nhiều mảnh để rao bán. Chính độ chính xác của ranh giới giữa các mảnh đất thu hút sự chú ý của Mansfield và cộng sự. Theo họ, độ chính xác này là kết quả từ việc sử dụng bộ ba số Pythagoras.


"Đây là ví dụ duy nhất về văn bản địa chính thời Babylon Cũ. Nó là kế hoạch mà các nhà khảo sát sử dụng để xác định ranh giới đất đai. Trong trường hợp này, nó cho chúng ta biết chi tiết hình học về cánh đồng bị phân chia", Mansfield chia sẻ.


Theo các nhà nghiên cứu, tấm bảng hé lộ tại sao người Babylon Cổ quan tâm tới hình học, trùng với thời kỳ quyền sở hữu đất tư nhân trở nên ngày càng phổ biến, cần thiết lập địa giới theo cách thích hợp và công bằng. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 3/8 trên tạp chí Foundations of Science.


Nhóm nghiên cứu cho biết vẫn còn một số bí ẩn chưa được khám phá về Si.427, như ý nghĩa của cặp số "25,29" phía sau tấm bảng, nhưng tầm quan trọng của nó là không thể nghi ngờ. "Phát hiện và kết quả phân tích tấm bảng có nhiều ý nghĩa đối với lịch sử toán học", Mansfield nói. "Ví dụ, nó xuất hiện hơn 1.000 năm trước khi Pythagoras ra đời".


An Khang (Theo New Atlas)









Hinh hoc ung dung tren bang dat set 3.700 nam


Bang dat set thoi Babylon Cu dung de khao sat dat dai su dung bo ba so Pythagoras it nhat 1.000 nam truoc khi Pythagoras sinh ra.

Hình học ứng dụng trên bảng đất sét 3.700 năm

Bảng đất sét thời Babylon Cũ dùng để khảo sát đất đai sử dụng bộ ba số Pythagoras ít nhất 1.000 năm trước khi Pythagoras sinh ra.
Hình học ứng dụng trên bảng đất sét 3.700 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: