Phát hiện dấu vết của lục địa biến mất 10 triệu năm trước

Iceland có thể là tàn tích cuối cùng còn sót lại của lục địa Icelandia lớn gần bằng bang Texas của Mỹ, chìm dưới Bắc Đại Tây Dương cách đây 10 triệu năm.


Giả thuyết mới trái ngược với quan niệm tồn tại từ lâu về quá trình hình thành của Iceland và Bắc Đại Tây Dương, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết giả thuyết giúp giải thích đặc điểm địa chất của đáy đại dương và lý do tại sao vỏ Trái Đất bên dưới Iceland dày hơn nhiều so với thông thường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của Icelandia dựa trên bằng chứng thu thập từ trước tới nay.


"Khu vực có lục địa nằm bên dưới trải rộng từ Greenland tới Scandinavia", Gillian Foulger, giáo sư danh dự ngành địa vật lý ở Đại học Durham, trưởng nhóm nghiên cứu, mô tả giả thuyết mới. "Một phần ở phía tây và đông lục địa hiện nay đã chìm dưới mặt nước, nhưng vẫn nằm cao hơn trước. Nếu mực nước biển giảm 600 m, chúng ta sẽ thấy nhiều đất đai nhô lên trên mặt biển hơn.


Khu vực Bắc Đại Tây Dương từng là vùng đất đất khô ráo cấu thành siêu lục địa Pangaea cách đây từ 175 đến 335 triệu năm, theo Foulger. Từ lâu, các nhà địa chất học cho rằng lưu vực ở Bắc Thái Bình Dương hình thành khi Pangaea bắt đầu tách ra cách đây 200 triệu năm và Iceland ra đời khoảng 60 triệu năm trước phía trên cột núi lửa gần trung tâm đại dương.


Nhưng Foulger và cộng sự đưa ra giả thuyết khác, đó là đại dương bắt đầu hình thành ở phía nam và phía bắc, không phải ở phía tây và đông của Iceland khi Pangaea vỡ ra. Thay vào đó, những khu vực ở phía tây và đông vẫn nối liền với vùng đất ngày nay là Greenland và Scandinavia.


Theo giả thuyết mới, Pangaea không tách rời hoàn toàn và lục địa thất lạc Icelandia vẫn là dải đất khô ráo nguyên vẹn có bề rộng ít nhất 300 km, nằm ở phía trên mực nước biển cho tới cách đây khoảng 10 triệu năm. Cuối cùng, mũi phía tây và đông của Icelandia cũng chìm xuống biển, chỉ còn sót lại Iceland. Giả thuyết cũng giải thích tại sao đất đá ở vỏ Trái Đất bên dưới Iceland ngày nay dày hơn khoảng 40 km thay vì 8 km như thông thường.


"Khi chúng tôi xem xét khả năng phần vỏ dày này thuộc lục địa, tất cả dữ liệu của chúng tôi bất ngờ trở nên có ý nghĩa", Foulger chia sẻ. "Điều này khiến chúng tôi lập tức nhận ra khu vực lục địa lớn hơn nhiều so với Iceland. Có một lục địa ẩn giấu dưới biển".


Nhóm nghiên cứu ước tính Icelandia từng trải rộng hơn 600.000 km2 giữa Greenland và Scandinavia, chỉ nhỏ hơn một chút so với Texas. Ngày nay, Iceland có diện tích 103.000 km2. Họ cũng cho rằng có một vùng đất tiếp giáp lớn tương đương ở phía tây Anh và Ireland ngày nay, nhưng khu vực đó đã chìm dưới những con sóng. Bằng chứng hóa thạch cho thấy một số loài thực vật phát tán bằng hạt giống ở Greenland và Scandinavia giống hệt nhau. Phát hiện đó củng cố giả thiết về dải đất rộng khô ráo từng nối liền giữa hai khu vực.


Nhà địa chất học Philip Steinberg, giám đốc Trung tâm nghiên cứu biên giới của Đại học Durham, người không tham gia nghiên cứu, cho biết giả thuyết mới về Icelandia có nhiều ý nghĩa đối với quyền sở hữu nhiên liệu hóa thạch bên dưới đáy biển.


Giả thuyết Icelandia đi ngược những quan niệm phổ biến về sự hình thành khu vực Bắc Đại Tây Dương. Một số nhà địa chất học và địa vật lý phản đối ý tưởng này. Ian Dalziel, nhà địa chất học ở Đại học Texas, Austin, cho rằng không có đủ bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết. Khác với lục địa bị chìm Zealandia bao gồm vỏ lục địa tách ra từ Nam Cực, không có đủ vật liệu vỏ ở khu vực Bắc Đại Tây Dương để hình thành Icelandia. Nhà địa vật lý Carmen Gaina, giám đốc Trung tâm vận động và tiến hóa Trái Đất ở Oslo, và Alexander Minakov ở Đại học Oslo, nhận định giả thuyết này khá táo bạo và có một số vấn đề. Theo họ, sự tồn tại của lục địa Icelandia là điều không chắc chắn.


An Khang (Theo Live Science)









Phat hien dau vet cua luc dia bien mat 10 trieu nam truoc


Iceland co the la tan tich cuoi cung con sot lai cua luc dia Icelandia lon gan bang bang Texas cua My, chim duoi Bac Dai Tay Duong cach day 10 trieu nam.

Phát hiện dấu vết của lục địa biến mất 10 triệu năm trước

Iceland có thể là tàn tích cuối cùng còn sót lại của lục địa Icelandia lớn gần bằng bang Texas của Mỹ, chìm dưới Bắc Đại Tây Dương cách đây 10 triệu năm.
Phát hiện dấu vết của lục địa biến mất 10 triệu năm trước
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: