Startup Uber cho IT Support được rót vốn, Shark Bình nhắc nhở: “Miễn là chất xám của người Việt đứng đầu chuỗi giá trị”

CEO E Link Gate cho biết sản phẩm “100% made in Việt Nam, designed by Việt Nam” và tự tin “có thể ăn lớn hơn các công ty TeamViewer”. Ý tưởng này cũng được nhận vốn đầu tư tại Shark Tank.


Startup Uber cho IT Support được rót vốn, Shark Bình nhắc nhở: “Miễn là chất xám của người Việt đứng đầu chuỗi giá trị”
Ông Nguyễn Xuân Hoàng - CEO E Link Gate gọi vốn tại Shark Tank

Trong tập 7 Shark Tank Việt Nam mùa 4 vừa phát sóng, nền tảng xử lý sự cố công nghệ thông tin từ xa E Link Gate đã nhận được khoản đầu tư trị giá 400.000 USD từ Shark Nguyễn Hòa Bình.


Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc, nhà sáng lập E Link Gate cho biết ý tưởng “Uber cho IT Support” được manh nha từ 10 năm trước.


Năm 2016, sáng chế được được chấp thuận tại Mỹ và Việt Nam. Năm 2019, E Link Gate chính thức thương mại hóa với sản phẩm eLinkKVM cho khách hàng doanh nghiệp. Một sản phẩm khác đang được nghiên cứu thử nghiệm là eLinkMe cho khách hàng cá nhân.


Ông Nguyễn Xuân Hoàng cho biết đây là sản phẩm “100% made in Việt Nam, designed by Việt Nam”. Khi khách hàng gặp sự cố chỉ cần cắm USB vào máy tính, thiết bị sẽ tự động kết nối lên Cloud và sau đó kết nối với chuyên gia IT để được hỗ trợ xử lý sự cố.


Điểm khác biệt của E Link Gate với các giải pháp khác là có thể chạy khi máy hỏng hoàn toàn hệ điều hành và cài lại Windows từ xa. E Link Gate có thể đảm bảo người hỗ trợ khắc phục được lỗi nhưng không thể lấy cắp dữ liệu trên máy tính.


Lý giải về việc làm sao E Link Gate truy cập được Windows khi không có mật khẩu, vị CEO cho biết: “Đó là thiết bị cá nhân nên người dùng có thể lưu luôn password. Người từ xa truy xuất muốn sử dụng password, user (người dùng) chỉ cần chạm một cái là tôi đồng ý cho bạn vào, máy tính khởi động bằng USB và E Link Gate can thiệp phần bios (phần mềm tích hợp với phần cứng) luôn”. 


Theo thông tin chia sẻ, E Link Gate có vốn đăng ký kinh doanh là 14 tỷ đồng, trong đó 5 tỷ là định giá bằng sáng chế, 9 tỷ là tiền mặt thực góp. Lỗ tích lũy hiện tại đang là 9 tỷ đồng.


Từ năm 2020 đến nay, công ty đạt doanh số 1,2 tỷ. Dự kiến năm 2021 đạt ít nhất 10 tỷ.  Doanh thu của E Link Gate đến từ việc bán thiết bị. 


Nguồn thu thứ hai của startup là bán license (quyền) cho công ty IT support để kết nối với khách hàng, đồng thời giúp tìm kiếm khách hàng. Nhà sáng lập này còn tự tin đánh giá E Link Gate “có thể ăn lớn hơn các công ty TeamViewer”.


Startup Uber cho IT Support được rót vốn, Shark Bình nhắc nhở: “Miễn là chất xám của người Việt đứng đầu chuỗi giá trị”
Startup thành công khi được Shark Bình đầu tư 400.000 USD.

Theo chia sẻ, chi phí sản xuất USB eLinkMe chiếm 70% giá bán. Điều này vấp phải một số ý kiến khi các "cá mập" cho rằng chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng quá lớn.


Shark Bình cho rằng: “Phần thịt chúng ta ăn phải là dịch vụ. Chứ kinh doanh phần cứng là chết” và các startup phải chuyển đổi mô hình kinh doanh. Shark Bình nhận định: “Đừng mãi tự hào sản phẩm chất xám Việt phải sản xuất tại Việt Nam. Có thể thiết kế của Việt Nam, sản xuất bởi người Ấn Độ. Nhưng người đứng đầu chuỗi giá trị là dịch vụ IT support là người Việt Nam... Miễn là chất xám của người Việt đứng đầu chuỗi giá trị”. 


Đánh giá đây là ý tưởng cho thị trường quá hẹp, E Link Gate bị các shark từ chối đầu tư. Nhưng Shark Bình lại chia sẻ rất thích thú với sản phẩm mới. “Nếu sản phẩm này đúng như anh nói, có sáng chế, khác với sản phẩm khác trên thị trường... đem được lên Shark Tank Mỹ, thị trường mass và khả năng lan rộng ra toàn cầu thực sự sẽ tốt hơn” và ông lý giải: “Thông thường các sản phẩm công nghệ mới được bày bán ở thị trường Trung Quốc hoặc Mỹ thì khả năng lan ra cao hơn nhiều”.


Tuy nhiên, Shark Bình cho rằng: “Lấy thiết bị phần cứng bán rẻ và phải xây dựng dịch vụ cloud service (dịch vụ điện toán đám mây) với đội ngũ IT support ở đằng sau để có thể support (hỗ trợ) được cho khách hàng”. Bày tỏ sự hứng thú với sản phẩm công nghệ mới, Shark Bình đề nghị đầu tư 400.000 USD cho 10% cổ phần với 2 vòng giải ngân.


Cụ thể vòng 1 giải ngân 100.000 USD cho 10% để tìm mô hình kinh doanh tốt nhất, sản xuất thiết bị với giá thành tốt nhất, cung ứng được dịch vụ online IT support ra thị trường. Vòng 2 sẽ giải ngân 300.000 USD, chuyển đổi cổ phần theo KPI cụ thể để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trên quy mô lớn. Đồng thời, Shark sẽ hỗ trợ cho startup ngân sách để thử sức trên Shark Tank Mỹ. 


Duy Vũ









Startup Uber cho IT Support duoc rot von, Shark Binh nhac nho: “Mien la chat xam cua nguoi Viet dung dau chuoi gia tri”


CEO E Link Gate cho biet san pham “100% made in Viet Nam, designed by Viet Nam” va tu tin “co the an lon hon cac cong ty TeamViewer”. Y tuong nay cung duoc nhan von dau tu tai Shark Tank.

Startup Uber cho IT Support được rót vốn, Shark Bình nhắc nhở: “Miễn là chất xám của người Việt đứng đầu chuỗi giá trị”

CEO E Link Gate cho biết sản phẩm “100% made in Việt Nam, designed by Việt Nam” và tự tin “có thể ăn lớn hơn các công ty TeamViewer”. Ý tưởng này cũng được nhận vốn đầu tư tại Shark Tank.
Startup Uber cho IT Support được rót vốn, Shark Bình nhắc nhở: “Miễn là chất xám của người Việt đứng đầu chuỗi giá trị”
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: