Điện toán đám mây lai - 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật 2021

Theo đánh giá từ Forbes, Điện toán Đám mây Lai hiện đang là 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của năm 2021, nhờ khả năng giúp các tổ chức tạo ra sự cân bằng trong việc lưu trữ tất cả các dịch vụ IT tại nội bộ và trên dịch vụ đám mây công cộng.


Làn sóng chuyển đổi số tiếp theo


Sức ép từ làn sóng Covid-19 tiếp tục khiến các Doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư các sáng kiến chuyển đổi số, để hiện đại hóa cách thức vận hành, xây dựng các mô hình kinh doanh kỹ thuật số hiện đại và nâng tầm trải nghiệm dành cho khách hàng. Theo báo cáo của Forbes mới nhất, có tới 84% các dự án chuyển đổi số chưa đạt được mục tiêu mong đợi. Chính vì thế, có tới 70% số ứng dụng vẫn còn nằm trong môi trường tại chỗ theo như báo cáo IDC Cloud Pulse công bố 06/2019.


Để khắc phục tình trạng đó, Điện toán đám mây Lai chính là giải pháp tối ưu giúp các tổ chức tạo ra sự cân bằng trong việc lưu trữ tất cả các dịch vụ IT tại nội bộ và trên dịch vụ đám mây công cộng. Nhờ đó, việc xây dựng mô hình này đang là những dự án được doanh nghiệp ưu tiên trên hết, đã và đang được tăng tốc do khi dịch Covid-19 một lần nữa bùng phát.


Những thách thức của môi trường Điện toán Đám mây Lai


Điện toán đám mây Lai đáp ứng được các yêu cầu của ứng dụng và người dùng một cách linh hoạt; giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, bảo mật và quản trị; lựa chọn tài nguyên CNTT phù hợp cho các ứng dụng hiện tại và tương lai nằm ở biên mạng hoặc môi trường điện toán đám mây... nhưng việc triển khai giái pháp này còn gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những thách thức lớn là do hệ thống hạ tầng hiện tại của doanh nghiệp đang quá tải, gần như không đáp ứng được các yêu cầu mới, đặc biệt là hệ thống máy chủ.


Giải pháp toàn diện từ thế hệ máy chủ HPE Gen10 Plus


Tiếp sức cho "làn sóng chuyển đổi số tiếp theo", ngày 26.05.2021 vừa qua, HPE kết hợp cùng Intel và VMware giới thiệu ra thị trường thế hệ máy chủ mới nhất HPE Gen10 Plus thông qua sự kiện trực tuyến "TĂNG TỐC CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI SỨC MẠNH TÍNH TOÁN TỪ THẾ HỆ MÁY CHỦ MỚI - HPE GEN10 PLUS" với sự theo dõi của hơn 500 nhà quản trị công nghệ.


Đây là giải pháp được đánh giá là toàn diện cho công nghệ Điện toán đám mây Lai nhờ khả năng giúp doanh nghiệp triển khai nhanh, tối ưu hóa các tải công việc, vừa đơn giản hóa các hoạt động, vừa có thể bảo mật mọi thiết bị một cách toàn diện. Không chỉ có khả năng xử lý nhanh, mạnh mẽ, các nền tảng máy chủ HPE Gen10 Plus tiêu biểu như HPE Proliant Gen10 Plus, HPE Synergy, còn sở hữu "bộ ba năng lực": khả năng tối ưu hoá tải công việc hàng đầu, bảo mật toàn diện 360 độ, tự động hoá thông minh, với tính linh hoạt cao và khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp.


Đặc biệt, khả năng bảo mật toàn diện 360 độ gồm chuỗi cung ứng tin cậy; bảo mật tự động bằng tính năng silicon root of trust của HPE, kiến trúc Zero-trust, trang bị cho Doanh nghiệp bộ công cụ quản lý an ninh, cho phép bảo mật cùng lúc an ninh ở môi trường điện toán đám mây, bộ lưu trữ và cả hoạt động của máy chủ. Cùng với đó, bộ ba giải pháp tự động hóa thông minh HPE Integrated Lights-Out (iLO); HPE OneView và HPE InfoSight – giúp các nhà quản trị nắm thế chủ động trước mọi nguy cơ.


Điện toán đám mây lai - 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật 2021 - Ảnh 1.

Hệ thống máy chủ đa dạng của HPE phục vụ cho nhu cầu của mọi loại hình Doanh nghiệp


Tại sự kiện, đại diện của HPE Việt Nam chia sẻ: "Thế hệ máy chủ mới HPE Gen10 Plus được kế thừa những ưu điểm của các dòng sản phẩm trước đó, đồng thời được tối ưu hóa theo tải công việc. Các máy chủ như HPE Proliant Gen10 Plus hay HPE Synergy còn cho phép doanh nghiệp tăng tốc độ xây dựng và triển khai trong khoảng 5 giờ - tức là nhanh hơn 5 lần nhờ; tự động hóa và rút ngắn khoảng 200 bước thực hiện xuống còn vài click chuột; sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây linh hoạt… và nhiều khả năng khác".


Một trong những thành công điển hình phải kể đến Tập đoàn Thales Romania (công ty đa quốc gia chuyên thiết kế và xây dựng hệ thống điện tử) cũng đã ứng dụng môi trường điện toán đám mây riêng với OpenStack được phát triển dựa trên máy chủ HPE ProLiant cùng giải pháp lưu trữ HPE Nimble Storage để tối ưu hoá bảo mật, hiệu năng và độ linh hoạt…… hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở hạ tầng, đưa các giải pháp của công ty này ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.


Được trang bị vô số tính năng hiện đại và năng lực mạnh mẽ, thế hệ máy chủ mới HPE Gen10 Plus chắc chắn sẽ là giải pháp hữu hiệu, đặt nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp sẵn sàng bước vào giai đoạn chuyển đổi số tiếp theo. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về tài liệu giải pháp của HPE hoặc xem lại bản thu sự kiện tại trang


Lấy link







Dien toan dam may lai - 1 trong 10 xu huong chuyen doi so noi bat 2021


Theo danh gia tu Forbes, Dien toan Dam may Lai hien dang la 1 trong 10 xu huong chuyen doi so noi bat cua nam 2021, nho kha nang giup cac to chuc tao ra su can bang trong viec luu tru tat ca cac dich vu IT tai noi bo va tren dich vu dam may cong cong.

Điện toán đám mây lai - 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật 2021

Theo đánh giá từ Forbes, Điện toán Đám mây Lai hiện đang là 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của năm 2021, nhờ khả năng giúp các tổ chức tạo ra sự cân bằng trong việc lưu trữ tất cả các dịch vụ IT tại nội bộ và trên dịch vụ đám mây công cộng.
Điện toán đám mây lai - 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật 2021
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: