Áp lực với những người giao hàng (shipper) tại Trung Quốc ngày càng lớn do sự độc quyền cùng chèn ép từ các nền tảng của đất nước tỷ dân.


Một shipper (người giao hàng) bỗng trở nên mất bình tĩnh giữa đường, đập nát điện thoại sau khi nhận được một đánh giá tiêu cực từ khách.


Một người khác lại quỳ xuống để cầu xin cảnh sát sau khi vượt đèn đỏ và ngay khi đứng dậy đã nhanh chóng vụt đi mà chẳng hề quan tâm đến các phương tiện xung quanh, vừa đi vừa hét lớn “Tôi không thiết sống nữa”.


Trong một sự cố khác, đám đông các tài xế đã tức giận tập trung bên ngoài một khu chung cư để đòi công lý cho một đồng nghiệp được cho là bị bảo vệ tại đó bắt nạt.


Đây chỉ là một trong số nhiều đoạn video về cảnh ngộ đáng thương của các shipper được lan truyền khắp các mạng xã hội Trung Quốc - nơi họ bị chèn ép tới mức vụn vỡ.


Ác mộng 1 sao của hàng triệu shipper: Bất lực đập nát điện thoại vì không làm sai vẫn bị đánh giá xấu, quỳ lạy cầu xin để giao hàng kịp giờ... và những mặt tối của ngành công nghiệp trăm tỷ đô la- Ảnh 1.


Ngành công nghiệp trị giá 200 tỷ đô la - lớn nhất thế giới về doanh thu và khối lượng đơn hàng - đã tăng gấp đôi trong ba năm của đại dịch Covid-19 và mang đến một khoản thu nhập ổn định cho những lao động tự do đã không còn là công việc lý tưởng.


Khi nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với một loạt trở ngại, từ khủng hoảng bất động sản kéo dài đến cắt giảm chi tiêu đã khiến người giao hàng phải gánh chịu vô vàn áp lực.


"Họ đang làm việc nhiều giờ, thực sự bị chèn ép nặng nề” Jenny Chan, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Bách khoa Hồng Kông nói “Và họ sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực khi các nền tảng giao hàng buộc phải tìm cách giữ chi phí thấp.”


Một nền kinh tế trì trệ khiến người dân buộc hướng đến những món ăn rẻ hơn. Điều đó làm giảm thu nhập của người lao động vì họ hầu hết đều làm việc theo hoa hồng và buộc họ phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì thu nhập - bà Chan nói.


Ngoài ra, sự thống trị của hai nền tảng giao thức ăn lớn cho phép họ đặt ra các điều khoản hợp đồng và buộc người giao hàng phải làm việc trong điều kiện ngày càng xấu mà không thể phản kháng.


Lực lượng shipper lớn


Khoảng 12 triệu shipper tạo nên xương sống của mạng lưới giao thức ăn rộng lớn của Trung Quốc, bắt đầu phổ biến với việc thành lập ứng dụng Ele.me vào năm 2009 và nay thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Alibaba.


Những người này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho mọi hoạt động vẫn diễn ra trong thời gian phong tỏa nghiêm ngặt do dịch bệnh và giờ lại trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá ăn uống tại Trung Quốc.


Họ ở khắp mọi nơi: băng qua những con đường kẹt cứng, những ngõ sâu hẻm nhỏ để giao đồ ăn, dù là mưa lớn bão giật.


Ác mộng 1 sao của hàng triệu shipper: Bất lực đập nát điện thoại vì không làm sai vẫn bị đánh giá xấu, quỳ lạy cầu xin để giao hàng kịp giờ... và những mặt tối của ngành công nghiệp trăm tỷ đô la- Ảnh 2.


Thị trường đạt 214 tỷ đô la vào năm 2023, 2.3 lần so với năm 2020, theo ước tính của iiMedia Research - một công ty có trụ sở tại Trung Quốc theo dõi xu hướng tiêu dùng. Ngành công nghiệp dự kiến sẽ đạt 280 tỷ đô la vào năm 2030 và Morningstar khẳng định rằng Trung Quốc sẽ trở thành nơi có thị trường giao thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.


Ngày nay, người shipper liên tục chịu áp lực khổng lồ để vừa kịp thời gian giao hàng ngắn ngủi. Ngay cả bằng cách phóng nhanh, vượt đèn đỏ… gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.


Người shipper đập nát điện thoại của mình khẳng định rằng khiếu nại của khách hàng là hoàn toàn không có cơ sở nhưng vẫn bị phạt bằng cách giảm đơn hàng - điều khiến thu nhập của anh càng eo hẹp..


"Họ muốn gì từ tôi? Họ muốn tôi chết à?" nam shipper nói.


Năm ngoái, lợi nhuận của hai công ty lớn nhất trong ngành giao hàng là Meituan và Ele.me đều tăng vọt. Doanh thu của Meituan đạt 10 tỷ đô la, tăng 26% so với năm 2022.


Alibaba báo cáo doanh thu 8,3 tỷ đô la, chủ yếu do Ele.me thúc đẩy, tăng 19% so với năm trước.


Tiền lương thu nhỏ


Trong bối cảnh đó, tiền lương của shipper lại giảm đáng kể.


Năm 2023, theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Việc làm Mới của Trung Quốc, mỗi shipper kiếm được 6,803 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng) mỗi tháng - giảm so với số liệu ghi nhận 5 năm trước là 1000 nhân dân tệ (khoảng 3 triệu đồng) trong khi thời gian làm việc lại nhiều hơn.


Trao đổi với CNN, Lu Sihang (20 tuổi) cho biết, anh làm việc mỗi ngày 10 giờ và thực hiện 30 chuyến giao hàng mỗi ngày, kiếm được khoảng 30 - 40 đô la (700.000 - 1 triệu đồng). Điều đó đồng nghĩa với việc, Lu phải làm việc gần như mỗi ngày để đạt đến mức trung bình 6,803 nhân dân tệ.


Khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, người tiêu dùng chi tiêu ít hơn.


Gary Ng, một nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp, cho biết: “Dù thức ăn là một nhu cầu thiết yếu, nhưng một nền kinh tế yếu kém khiến khách hàng chi tiêu ít hơn, trong khi các nhà hàng sẽ phải cắt giảm giá để thu hút khách hàng.”


Ác mộng 1 sao của hàng triệu shipper: Bất lực đập nát điện thoại vì không làm sai vẫn bị đánh giá xấu, quỳ lạy cầu xin để giao hàng kịp giờ... và những mặt tối của ngành công nghiệp trăm tỷ đô la- Ảnh 3.


Điều này làm giảm thu nhập của shipper vì tiền lương của họ thường gắn liền với hoa hồng dựa trên giá trị của đơn hàng. Cùng với đó, khi khách hàng “thắt lưng buộc bụng”, họ cũng ít có khả năng đưa thêm tiền tip hơn.


Cùng với đó, nền kinh tế ảm đạm có nghĩa là có ít việc làm hơn, làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc tăng vọt lên 18,8% vào tháng 8/2024.


“Lực lượng lao động lớn đồng nghĩa với việc khả năng thương lượng đòi quyền loại của người lao động sẽ giảm. Trong khi đó, lượng đơn hàng lại hạn chế.” Ng cho biết.


Sự độc quyền


Nghiên cứu của China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), cho biết ban đầu các ứng dụng giao hàng đã đưa ra mức lương hấp dẫn nhằm thu hút lao động, đẩy nhanh sự mở rộng.


“Khi tất cả thay đổi, các nền tảng độc quyền thị trường phát triển thuật toán kiểm soát quy trình lao động, các shipper không thể bảo vệ quyền lợi của mình và mất một phần tự do.”


Nhiều nhà hàng không thu phí giao hàng. Một số người thậm chí còn cung cấp giá rẻ hơn so với ăn tại nhà hàng hoặc tự lấy hàng.


Chan, thuộc Đại học Bách khoa Hồng Kông, cho biết các nền tảng đã đầu tư mạnh ngay từ đầu để giảm giá nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Nhưng giờ đây, khi đã đạt được sự độc quyền, họ bắt đầu chuyển gánh nặng chi phí sang tài xế bằng cách cắt giảm tiền thưởng, lương của họ.


Đầu năm 2024, cổng thông tin trực tuyến do chính phủ Trung Quốc điều hành Workers.cn đã đăng tải một số phản ánh từ các shipper.


Trong đó, một shipper nói rằng anh ta bị phạt 86 nhân dân tệ (gần 300.000 đồng) vì không nhận đơn hàng đã chuẩn bị. Dù trước đó, người này đã thông báo sẽ không nhận đơn do nhà hàng không chuẩn bị kịp.


Ác mộng 1 sao của hàng triệu shipper: Bất lực đập nát điện thoại vì không làm sai vẫn bị đánh giá xấu, quỳ lạy cầu xin để giao hàng kịp giờ... và những mặt tối của ngành công nghiệp trăm tỷ đô la- Ảnh 4.


Chan cũng cho biết, một vấn đề khác là các shipper được coi như người làm việc tự do và được trả tiền theo mỗi chuyến chứ không nhận lương hàng tháng. Điều này khiến họ bất chấp nguy hiểm khi di chuyển trên đường để thực hiện giao hàng càng nhanh càng tốt.


"Ai muốn vượt đèn đỏ cơ chứ? Họ không có lựa chọn." Chan nói.


Và hậu quả chết người thực sự đã xảy ra. Năm 2019, một tài xế giao hàng đã tử vong sau khi bị cây đổ vào người do gió mạnh tại Bắc Kinh. Hay như ở Hồ Nam đã xảy ra sự việc một shipper va chạm với một xe ô tô tại ngã tư do vượt đèn đỏ.


Shipper Yang (35 tuổi) đã thừa nhận những hạn chế của ngành nghề này và cho biết: “Việc kiếm tiền không còn dễ dàng như trước.” Tuy nhiên, đây vẫn là công việc phù hợp với anh ở thời điểm hiện tại


“Đây là công việc linh hoạt, kiếm tiền nhiều hay ít là do thời gian làm việc trong ngày ngắn hay dài.” - người đàn ông cho biết.


Nguồn: CNN


Lấy link







Ac mong 1 sao cua hang trieu shipper: Bat luc dap nat dien thoai vi khong lam sai van bi danh gia xau, quy lay cau xin de giao hang kip gio... va nhung mat toi cua nganh cong nghiep tram ty do la


Ap luc voi nhung nguoi giao hang (shipper) tai Trung Quoc ngay cang lon do su doc quyen cung chen ep tu cac nen tang cua dat nuoc ty dan.

Ác mộng 1 sao của hàng triệu shipper: Bất lực đập nát điện thoại vì không làm sai vẫn bị đánh giá xấu, quỳ lạy cầu xin để giao hàng kịp giờ... và những mặt tối của ngành công nghiệp trăm tỷ đô la

Áp lực với những người giao hàng (shipper) tại Trung Quốc ngày càng lớn do sự độc quyền cùng chèn ép từ các nền tảng của đất nước tỷ dân.
Ác mộng 1 sao của hàng triệu shipper: Bất lực đập nát điện thoại vì không làm sai vẫn bị đánh giá xấu, quỳ lạy cầu xin để giao hàng kịp giờ... và những mặt tối của ngành công nghiệp trăm tỷ đô la
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: