Các nhà khoa học cho rằng Madagascar có thể là thành trì bí mật của cá vây tay, hay "cá hóa thạch sống", loài từng bị coi là tuyệt chủng.
Mẫu vật đầu tiên đáng kinh ngạc xuất hiện ở khu vực bờ biển Nam Phi, nhưng những con cùng loài, như Latimeria chalumnae, đã xuất hiện ở ngoài khơi Tanzania, Comoros (một nhóm đảo ngoài khơi bờ biển phía đông của châu Phi) và Madagascar.
Một đánh giá mới đã tiết lộ rằng có ít nhất… 34 mẫu vật đã được xác nhận bị bắt và nhiều khả năng đã được đưa lên mà không bao giờ được các nhà sinh vật học hoặc nhà bảo tồn chú ý tới.
Mặc dù số lượng dân số tổng thể của loài cá vây tay (coelacanth) vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các tác giả của nghiên cứu mới nghi ngờ rằng Madagascar có thể là một môi trường sống quan trọng cho cá vây tay, thậm chí có thể là "căn nhà lâu đời".
Với 420 triệu năm lịch sử, coelacanth còn lâu đời hơn Madagascar, nơi có đường bờ biển 88 triệu năm và ở vị trí hiện tại của nó trong khoảng 40 triệu năm. Nhưng chúng được biết đến nhiều nhất từ Comoros, chỉ khoảng 15 triệu năm tuổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, loài cá này có thể đã sống ở Madagascar lâu hơn chúng ta từng biết.
Đồng tác giả nghiên cứu Mike Bruton, Cape Town, Nam Phi, cho biết: "Madagascar có một đường bờ biển rộng lớn và chúng tôi biết rằng có những hẻm núi dọc theo bờ biển. Trong khi đó, coelacanth thích sống trong các hẻm núi sâu từ khoảng 150 đến 500 mét".
Madagascar cũng lâu đời hơn nhiều so với Comoros, nơi bắt nguồn từ hầu hết các vụ đánh bắt coelacanth được ghi nhận. Bởi vì lịch sử hóa thạch coelacanth kéo dài 420 triệu năm, Bruton và các đồng nghiệp của ông tin rằng so với Comoros, Madagascar có thể là quê hương của coelacanth lâu hơn.
Bruton, tác giả của cuốn "The Annotated Old Fourlegs: The Update Story of the Coelacanth" (Nhà xuất bản Đại học Florida, Mỹ, 2018) cho biết những loài cá này thậm chí đã tiến hóa 180 triệu năm trước khi khủng long xuất hiện lần đầu tiên, tồn tại ngay cả khi các lục địa chuyển dịch và một tiểu hành tinh quét sạch phần lớn sự sống trên Trái đất, bao gồm cả những loài "quái vật biển" như Mosasaurs.
Được biết đến lần đầu tiên từ các hóa thạch, coelacanth được cho đã tuyệt chủng cho đến khi một người đánh cá bắt được một con trong lưới rê vào tháng 12/1938 ở gần Nam Phi.
Trong số 34 con cá từng được đánh bắt có đủ chi tiết ghi lại để được xác nhận là loài cá hoang dã, con cá này có trọng lượng từ 30 đến 90 kg. Chiều dài dao động từ 121 đến 190 cm.
Quần thể lớn nhất được bắt gặp ở Onilahy Canyon, ngoài khơi bờ biển phía tây nam của hòn đảo. Bruton cho biết loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng và có nhiều đặc điểm khiến cá có nguy cơ tuyệt chủng vì nó sinh trưởng chậm, hiếm khi sinh sản và là loài săn mồi bậc cao dễ bị đe dọa do mất môi trường sống và suy thoái môi trường.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu khuyến nghị Madagascar cần thiết lập một khu bảo tồn coelacanth ở Onilahy Canyon và thông qua luật bổ sung loài L. chalumnae vào danh sách các loài được bảo vệ.
Trang Phạm
Theo Livescience
Thanh tri bi mat cua loai ca "hoa thach song"
Cac nha khoa hoc cho rang Madagascar co the la thanh tri bi mat cua ca vay tay, hay "ca hoa thach song", loai tung bi coi la tuyet chung.
Thành trì bí mật của loài cá "hóa thạch sống"
By www.tincongnghe.net
Các nhà khoa học cho rằng Madagascar có thể là thành trì bí mật của cá vây tay, hay "cá hóa thạch sống", loài từng bị coi là tuyệt chủng.