Đây là một trong số những nét chấm phá rất ngắn gọn về kết quả chuyển đổi số trong bối cảnh ngành y tế phải gồng mình chống chọi với Covid-19. Trong giai đoạn đầy khó khăn đó, Viettel, với hàng loạt các giải pháp CNTT được triển khai thần tốc, đã góp phần ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh đồng thời giúp ngành y tế thực hiện cuộc "cách tân" mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, cuộc hành trình của Viettel với công cuộc hiện đại hóa ngành y tế Việt Nam đã được khởi đầu từ khoảng 10 năm trước.
Tầm nhìn người tiên phong
Những năm qua, mặc dù không đưa ra tuyên bố chính thức song Viettel luôn xác định vai trò tiên phong, chủ lực của mình trong lĩnh vực y tế. Viettel từng bước tạo giúp giải quyết những bài toán lớn của ngành y với Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc (2016), Hệ thống tiêm chủng toàn quốc (2017), Hệ thống thông tin điều trị Methadone toàn quốc (2017), Hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc (2018) và mới nhất là Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (4.2020)...
Chuyển đổi số phải dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông và đây chính là lý do Viettel kiên trì vai trò chủ lực của mình dựa trên một hạ tầng có chất lượng và độ phủ lớn nhất Việt Nam. Không những vậy, Viettel còn có năng lực nghiên cứu, sản xuất, tạo ra hệ sinh thái đầy đủ cho chuyển đổi số trong y tế. "Về nhân lực, Viettel đang sở hữu một đội ngũ chuyên gia CNTT hàng đầu trong nhiều lĩnh vực từ bảo mật, phát triển công nghệ, AI...Nguồn lực của Viettel cũng đủ mạnh để đầu tư cho các nghiên cứu chuyên sâu, dài hơi, đòi hỏi nguồn tài chính lớn", ông Khổng Văn Đông, Giám đốc TT Giải pháp Y tế số thuộc Tổng Công ty Giải pháp Viettel (Viettel Solutions), chia sẻ.
Thần tốc cùng Bộ Y tế chống Covid
Sự tự tin về hạ tầng mạng lưới, nền tảng công nghệ, đội ngũ chuyên gia, Viettel đã dám nhận những dự án ở quy mô lớn với khoảng thời gian chỉ được tính bằng ngày, thậm chí bằng giờ.
Khi dịch Covid-19 bắt đầu tấn công VN cũng là lúc hạ tầng CNTT của Bộ Y tế rơi vào tình trạng quá tải khi phải nhận một lượng cập lớn chưa từng có. Ban chỉ đạo xác định truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong thời điểm này nên cần có ngay các kênh thông tin chính thức để người dân kịp thời cập nhật thông tin, đồng thời hỗ trợ các đơn vị y tế các tỉnh, thành.
Nhận nhiệm vụ gấp gáp nhưng chỉ sau 6 ngày VTS đã giúp Bộ Y tế đã khai trương app "Sức khoẻ Việt Nam" (8.2.2020) trên thiết bị di động và sau đó là hệ thống web tại địa chỉ chỉ suckhoetoandan.vn đảm bảo giảm tải cho ngành y tế đảm bảo truyền thông tránh thông tin gây nhiễu sai sự thật.
Vừa hoàn thành nhiệm vụ khó thì VTS lại được tin tưởng giao thêm một nhiệm vụ "bất khả thi" là xây dựng hệ thống thông tin khai báo y tế điện tử trong vòng...48 giờ.
Lúc đầu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn yêu cầu phải hoàn thành trong 24 giờ nhưng sau khi xác định khối lượng công việc quá lớn PTT đồng ý cho thêm một ngày. Nhận nhiệm vụ ngày 4/3/2020, và đến 0h sáng ngày 7/3, hệ thống (bằng 12 ngôn ngữ khác nhau) đã được đưa vào vận hành tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để đón các đoàn khách đầu tiên.
Đầu tháng 4.2021, chỉ sau 2 tuần được giao nhiệm vụ, Viettel Solutions đã sẵn sẵn sàng triển khai giải pháp "hộ chiếu vaccine". Thời gian triển khai gấp với nhiều yêu cầu kĩ thuật phức tạp, nhưng theo ông Lưu Thế Anh, Phó Giám đốc TT Giải pháp Y tế số thuộc Viettel Solutions thì đơn vị này không gặp quá nhiều áp lực bởi đã lường trước khả năng phải triển khai "hộ chiếu vaccine" và đã có chuẩn bị giải pháp cho vấn đề này từ trước đó.
Đây không chỉ đơn thuần là bài toán kết nối mà một nền tảng platform giúp truyền toàn bộ dữ liệu của bệnh nhân đến bác sĩ. Đơn giản nhất là ở đầu này đặt ống nghe vào ngực bệnh nhân thì ở đầu kia bác sĩ cũng nghe được như đang ở bên cạnh bệnh nhân.
Chủ lực dẫn dắt tạo cơ hội để cùng phát triển
Theo ông Đông, Viettel là tập đoàn lớn, lãnh đạo xác định trách nhiệm xã hội lớn tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực y tế, giáo dục để hỗ trợ xã hội được nhiều nhất. Viettel đã có đơn vị nghiên cứu các giải pháp công nghệ thông tin cho ngành y tế trong nhiều năm, mang lại nhiều thành công cho ngành y.
Ngoài sự chuẩn bị về nền tảng công nghệ, tư duy...mối quan hệ, sự tin tưởng của ngành y tế với Viettel cũng có vai trò hết sức quan trọng. Trong nhiều trường hợp VTS còn tư vấn cho Bộ Y tế các giải pháp khi vấn đề chưa được tính đến.
Trong thời gian ngắn sắp tới Viettel sẽ tập trung đưa trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào ngành y tế, cụ thể là các nền tảng như hồ sơ sức khỏe, mã số y tế, dịch vụ công, quản lý an toàn thực phẩm. Đặc biệt liên quan đến "hộ chiếu vaccine" Viettel sẽ đưa vào áp dụng các công nghệ như blockchain, nhận diện sinh trắc học.
Với dịch vụ Telehealth, Viettel có tham vọng đưa công nghệ này đến từng hộ gia đình, kết nối trực tiếp từng khu công nghệ - nơi yếu thế về dịch vụ y tế. Một dự án lớn được cả Bộ Y tế và Viettel đều rất kỳ vọng là đến 1/7, hệ thống đặt lịch khám quốc gia sẽ được vận hành. Với hệ thống này người dân có thể đặt lịch khám qua điện thoại, tổng đài, ứng dụng, cổng thông tin.
Lấy link