Thủ tướng: Thiết kế chính sách để khoa học là động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vai trò dẫn dắt của Bộ Khoa học và Công nghệ khi xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo.


Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt minh họa một số kết quả thể hiện KHCN trở thành động lực trong phát triển kinh tế xã hội. Trong đó chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020 (vượt mục tiêu 35%). Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. Nguồn lực tài chính từ xã hội cho KHCN tăng mạnh, nếu 10 năm trước chủ yếu dựa vào ngân sách (chiếm 70 đến 80%) thì nay đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ tương ứng 52% và 48%. Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 20%, riêng năm 2020 tăng 45% so với năm 2019. Một số lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Hệ thống các tổ chức KH&CN phát triển mạnh, đội ngũ nhân lực có khoảng 72.290 cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận. Ông cũng khẳng định, để KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế, có 6 phương hướng trọng tâm, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế; tăng cường đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường KHCN và đổi mới sáng tạo; tập trung cho đổi mới công nghệ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Bộ trưởng đề xuất nhiều nội dung với mục tiêu là hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, trong đó có pháp luật về đầu tư, đầu tư công, ngân sách Nhà nước, về tài sản công và các văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN, về chính sách thuế.... Ông cho rằng, phải đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế Bộ KHCN chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát. Bộ cũng kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng Quỹ phát triển KHCN đầu tư cho đổi mới công nghệ, trong đó đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKH&CNBTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ... Bộ trưởng kiến nghị việc phân bổ nguồn vốn sự nghiệp KHCN vốn đầu tư phát triển KHCN trong năm 2020 và các năm tiếp theo để có đủ nguồn lực triển khai thực hiện hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo; bổ sung cấp vốn điều lệ (2.000 tỷ đồng) cho Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trong nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025... Đánh giá cao những thành tựu của ngành, Thủ tướng khẳng định, KHCN "giai đoạn nào cũng cần" và quốc gia nào muốn phát triển đột phá cũng phải có KHCN đóng vai trò dẫn dắt, đột phá. Thủ tướng mong muốn Bộ KHCN đóng vai trò trung tâm điều phối, kết nối phát triển KHCN tại các bộ, ngành, địa phương và truyền cảm hứng cho các nhà khoa học."Phải thiết kế thể chế, cơ chế, chính sách để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội cùng vào cuộc để thúc đẩy KHCN tiếp tục phát triển", Thủ tướng nói. Tán thành với những hạn chế, bất cập được chỉ ra, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận ngành còn phát triển manh mún, chia cắt, chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm. Một trong những nguyên nhân là do thiếu mạnh mẽ, quyết liệt; cơ chế, thể chế, chính sách còn hạn hẹp; chưa đi đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng hướng; nguồn lực đầu tư chưa xứng tầm...Cho rằng cần kế thừa, phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm, Thủ tướng yêu cầu cần ngành xác định đúng trọng tâm, trọng điểm: "Nghiên cứu, ứng dụng KHCN phải đi vào cái ta cần chứ không phải cái ta có; lấy khó khăn, thách thức là động lực vươn lên, trưởng thành, phát triển", Thủ tướng nói và nhấn mạnh đầu tư KHCN phải tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.Đồng tình với các kiến nghị, Thủ tướng giao Bộ KHCN, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu KHCN phục vụ phòng chống dịch và sản xuất vaccine ngừa Covid-19, trong đó có quy định về đầu tư rủi ro. Đồng thời, sửa đổi các quy định về tài chính cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN. Ông lưu ý: "đừng thiết kế một quy trình mà chứng từ thanh toán dày hơn cả công trình nghiên cứu". Cần xây dựng cơ chế, tạo động lực phát triển KHCN, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế, xã hội theo chiều sâu, bền vững, phát triển KHCN gắn với phát triển văn hóa và con người.Hải Minh







Thu tuong: 'Thiet ke chinh sach de khoa hoc la dong luc phat trien'


Thu tuong Pham Minh Chinh khang dinh vai tro dan dat cua Bo Khoa hoc va Cong nghe khi xay dung chinh sach thuc day phat trien KHCN va doi moi sang tao.

Thủ tướng: 'Thiết kế chính sách để khoa học là động lực phát triển'

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vai trò dẫn dắt của Bộ Khoa học và Công nghệ khi xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để khoa học là động lực phát triển
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: