Hồ nước độc khiến người Maya rời bỏ thành phố cổ đại

Tikal, thành phố từng chứa 60.000 cư dân cách đây 1.300 năm, sụp đổ sau khi các hồ chứa nước nhiễm độc thủy ngân và tảo độc bùng phát.


Vào thế kỷ 9, người Maya bỏ hoang thành phố Tikal sau hàng trăm năm phát triển hưng thịnh. Các giả thuyết lý giải sự sụp đổ của Tikal bao gồm quá tải dân số, khai thác cạn kiệt tài nguyên xung quanh và hạn hán kéo dài. Tuy nhiên, nghiên cứu mới trên trang Scientific Report tìm thấy bằng chứng thủy ngân và tảo độc có thể khiến nguồn nước uống ở Tikal nhiễm độc ở thời điểm thành phố đang vật lộn để tồn tại qua mùa khô.Nằm ở phía bắc Guatemala, Tikal có niên đại từ thế kỷ 3 trước Công nguyên. Nằm trong số những thành phố hunfh mạnh nhất ở châu Mỹ, siêu đô thị trong rừng mưa này có nhiều đền thờ đá cao hơn. Vào thời kỳ hoàng kim giữa thế kỷ 8, thành phố có tới 60.000 cư dân. Các cư dân của Tikal xây hồ chứa nước để thu thập và dự trữ nước sau khi nước mưa trở nên khan hiếm trong những đợt hạn hán kéo dài hàng chục năm trong thế kỷ 9. Hồ chứa nước đóng vai trò thiết yếu vào mùa khô do thành phố không nằm gần sông ngòi và nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu hơn 180 m.Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Cincinnati, Mỹ, người Maya tìm cách thu thập nhiều nước hết mức có thể trong mùa mưa, phát triển những quảng trường lát đá khổng lồ có mặt dốc để dẫn nước vào hồ chứa. Tuy nhiên, chính hệ thống này lại góp phần vào sự sụp đổ của thành phố.Để đánh giá các yếu tố dẫn tới kết cục của Tikal, nhóm nghiên cứu lấy mẫu trầm tích ở đáy 4 hồ chứa nước trong thành phố. Phân tích hóa học và sinh học hé lộ hai trong số những hồ chứa nước lớn nhất không chỉ ô nhiễm thủy ngân nặng mà còn có dấu vết của tảo độc nở hoa trên quy mô rộng.Nhóm nghiên cứu cho rằng ô nhiễm thủy ngân có nguồn gốc từ chu sa (thủy ngân sulfide). Các thành viên trong xã hội Maya đào quặng chu sa và trộn với oxit sắt để tạo ra thứ bột màu đỏ như máu dùng làm chất nhuộm. Loại bột này được dùng để trát vách gần như mọi ngôi mộ của người có địa vị cao ở Tikal. Một ngôi mộ do các nhà khảo cổ khai quật chứa khoảng 9 kg bột chu sa. Việc sử dụng rộng rãi chu sa của cư dân ở Tikal, đặc biệt ở bên trong và xung quanh những đền thờ hoặc cung điện chính trong thành phố, chắc chắn dẫn tới lượng lớn bột giàu thủy ngân trôi xuống hồ chứa nước khi mưa nặng hạt.Một yếu tố khác góp phần vào sự suy thoái của Tikal là sự bùng phát của loại tảo màu xanh dương hoặc xanh lá cây sản sinh chất độc. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà cổ sinh vật học David Lentz tìm thấy dấu vết ADN của hai loài tảo trong trầm tích hồ chứa nước,Vào cuối những năm 800, trầm tích từ hai hồ chứa nước trung tâm của Tikal chứa đầy phosphate, dưỡng chất mà tảo độc cần để sinh sôi. Lượng lớn phosphate tích tụ sau nhiều thế kỷ làm tăng thêm chất hữu cơ trong nước. Khi tảo độc bùng phát, cư dân địa phương có thể phát hiện có vấn đề với nguồn nước. "Nước có vẻ độc hại và có vị kỳ lạ. Không ai muốn uống thứ nước đó", Kenneth Tankersley, nhà nhân chủng học ở Đại học Cincinnati, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.An Khang (Theo Phys.org)







Ho nuoc doc khien nguoi Maya roi bo thanh pho co dai


Tikal, thanh pho tung chua 60.000 cu dan cach day 1.300 nam, sup do sau khi cac ho chua nuoc nhiem doc thuy ngan va tao doc bung phat.

Hồ nước độc khiến người Maya rời bỏ thành phố cổ đại

Tikal, thành phố từng chứa 60.000 cư dân cách đây 1.300 năm, sụp đổ sau khi các hồ chứa nước nhiễm độc thủy ngân và tảo độc bùng phát.
Hồ nước độc khiến người Maya rời bỏ thành phố cổ đại
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: