Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình là người đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công phép lai ưu thế để tạo ra giống lúa lai, qua đời ở tuổi 91.
Giáo sư Viên Long Bình được mệnh danh là "cha đẻ" lúa lai của thế giới, trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ 7 phút (giờ Hà Nội) ngày 22/5. Ông là người tiên phong nghiên cứu và phát triển các giống lúa lai ưu thế, cho năng suất cao ở Trung Quốc và thế giới.
Vào những năm 60, lương thực vẫn còn là nỗi lo của người dân Trung Quốc, giống lúa thuần không đủ sản lượng để cung cấp người dân, ông Viên khi đó đang giảng dạy tại Trường Nông nghiệp An Giang (Hồ Nam) tìm cách tạo ra giống lúa mới.Tháng 7/1960, ông tình cờ phát hiện một cây gạo có đặc tính đặc biệt trong khu thí nghiệm của trường. Trồng thử nghiệm ông nhận thấy thế hệ con cháu của cây này có những đặc tính khác nhau. Lúa tự thụ phấn và không có sự phân li về tính trạng, ông suy ra đó là lúa lai tự nhiên. Ông đã lấy phấn hoa giống lúa này thụ với phấn hoa giống khác để cố gắng tạo giống lai.Thời điểm đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng lai tạo tự nhiên của lúa gạo chỉ là một phần nghìn, có cơ hội rất nhỏ. Dù vậy, theo tính toán của ông Viên, một khi việc lai tạo thành công, năng suất giống lúa này có thể tăng gấp đôi.Dù vậy thành công không hề dễ dàng. Phải tới 6 năm sau, khi bài báo đầu tiên về lúa lai của ông được đăng trên tạp chí khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, nghiên cứu của ông mới được quan tâm và hỗ trợ trong nghiên cứu tính bất dục đực ở lúa ảnh hưởng đến chọn giống ưu thế lai.Vượt qua những ràng buộc về di truyền học cổ điển, trải qua những lần báo cáo, phản hồi tại các hội nghị trong nước, năm 1973, giống lúa Oryza Indica được lai xuất sắc bằng phương pháp "ba dòng" (gồm dòng lúa có ưu thế vô trùng, dòng duy trì và dòng phục hồi), cho sản lượng lúa tăng gấp đôi. Sự kiện này đã đánh dấu một bước đột phá lớn trong nghiên cứu ưu thế lai cây lúa ở Trung Quốc.Từ phương pháp lai ba dòng, ông Viên cải tiến và tìm ra phương pháp lai hai dòng, lai một dòng, giúp quy trình lai tạo được rút ngắn, sản lượng không ngừng cải thiện. Giống lúa "Nam Ưu 2" là giống lúa lai năng suất cao đầu tiên trên thế giới do ông tạo ra.
Trong hơn 20 năm, ông đã lãnh đạo nghiên cứu và trồng các giống lúa siêu lai, có quy mô lên tới 15 tấn/ha. Những năm gần đây, diện tích trồng lúa lai hàng năm tại Trung Quốc đã vượt 15 triệu ha, sản lượng lúa lai hàng năm tăng khoảng 2,5 triệu tấn, cung cấp lương thực cho 70 triệu người/năm.Tuổi đã cao, ông Viên vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học của mình. Ngoài lúa lai, ông còn tìm hiểu và nghiên cứu những giống lúa chịu mặn, kiềm. Ông tham vọng có thể chuyển hóa khoảng 19 ha đất nhiễm mặn làm đất trồng lúa, cải thiện vấn đề an ninh lương thực của Trung Quốc. Năm 2020, một giống gạo chịu mặn được ông và cộng sự nghiên cứu bước đầu cho năng suất tương đối cao.
Với hàng chục năm nghiên cứu lúa lai, ông từng là cố vấn trưởng của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, giúp các nước khác phát triển lúa lai. Hiện nay, lúa lai đã được trồng trên quy mô lớn ở Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Brazil...Năm 1981, nhà khoa học Viên Long Bình đã giành Giải thưởng Phát minh Quốc gia, Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Quốc gia năm 2001, Giải thưởng về Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia năm 2014, danh hiệu "Người tiên phong trong Cải cách" năm 2018. Ông cũng đã liên tiếp giành được hơn 20 giải thưởng quốc tế trong đó có Giải thưởng Khoa học do UNESCO trao tặng.Nguyễn Xuân (Theo CCTV, Xinhua)
'Cha de' lua lai the gioi qua doi
Nha khoa hoc Trung Quoc Vien Long Binh la nguoi dau tien tren the gioi su dung thanh cong phep lai uu the de tao ra giong lua lai, qua doi o tuoi 91.
'Cha đẻ' lúa lai thế giới qua đời
By www.tincongnghe.net
Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình là người đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công phép lai ưu thế để tạo ra giống lúa lai, qua đời ở tuổi 91.