Mỹ hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng chip: Nhà máy đóng cửa, ô tô đắp chiếu vì không thể hoàn thiện, người mua giận dữ khi vài tháng không nhận được xe

Thời gian gần đây, người dân Mỹ đang mua ô tô với số lượng gần đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chip trên toàn cầu đã khiến các nhà bán xe không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho người mua hàng. Người mua có thể phải chờ đợi vài tuần hoặc vài tháng mới nhận được xe.


Khan hiếm chip đồng nghĩa với khan hiếm xe


David Kelleher - một người bán ô tô tại Philadelphia, cho biết: "Chúng tôi có thể đang chứng kiến một thị trường ô tô mới tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, chúng tôi còn không có xe để bán." Sau khi ghi nhận những tháng kinh doanh tốt nhất vào tháng 3 và tháng 4, ông bắt đầu bước vào mùa giảm giá mới chỉ với 98 chiếc xe, trong khi thông thường phải có đến 700 xe tồn kho.


Theo ước tính của công ty nghiên cứu AutoForecast Solutions, các nhà sản xuất ô tô đã buộc phải cắt giảm sản xuất hơn 1,2 triệu xe ở Bắc Mỹ, bởi họ không có đủ chip để dùng cho mọi bộ phận từ hệ thống an toàn, đến phanh và động cơ. Điều này đã biến những chiếc xe trở thành "đống nhựa vô dụng".


Mỹ hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng chip: Nhà máy đóng cửa, ô tô đắp chiếu vì không thể hoàn thiện, người mua giận dữ khi vài tháng không nhận được xe - Ảnh 1.

Công ty nghiên cứu Wards Intelligence ước tính, các đại lý bán xe tại Mỹ hiện có sẵn chưa đến 2 triệu xe hoặc các lô xe đang trên đường đến vào cuối tháng 4. Con số này chỉ bằng gần 1 nửa so với thời điểm thông thường và là mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua.


Các nhà sản xuất chip dự kiến sẽ chi hàng tỷ USD cho hoạt động sản xuất mới và Nhà Trắng cũng ưu tiên tăng sản lượng chip trong nước. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy trong nước sẽ phải mất nhiều năm. Nhiều giám đốc điều hành trong lĩnh vực sản xuất ô tô dự báo sự thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ trong suốt thời gian từ giờ đến cuối năm.


Hiện tại, tình trạng thiếu chip đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất tại hàng chục nhà máy ô tô trên khắp nước Mỹ, thậm chí khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa trong nhiều tháng.


Các nhà sản xuất ô tô đang phải lắp ráp xe mà không có chất bán dẫn. Do đó, họ phải để nguyên chiếc xe tại chỗ cho đến khi có chip lắp đặt. Hàng chục nghìn chiếc xe như vậy đang phải đỗ tại các khu đất ở sân bay, mỏ đá, trường đua và trang trại nuôi gia súc bỏ trống gần các nhà máy lắp ráp ở miền Nam và Trung Tây Mỹ. Hồi cuối tháng 3, Ford có tới hơi 20.000 xe đỗ tại các khu gần nhà máy để… chờ chip.


Mỹ hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng chip: Nhà máy đóng cửa, ô tô đắp chiếu vì không thể hoàn thiện, người mua giận dữ khi vài tháng không nhận được xe - Ảnh 2.

Thời điểm xảy ra tình trạng thiếu chip càng trở nên tồi tệ hơn khi người mua sắp sử dụng tiền tiết kiệm và hỗ trợ của chính phủ để mua ô tô. Các nhà sản xuất ô tô đã ghi nhận doanh số cao nhất từ trước đến nay trong tháng 3 và tháng 4. Theo công ty nghiên cứu J.D. Power, nhu cầu tăng lên đã đẩy giá trung bình cho một chiếc xe mới lên đến 37.572 USD vào tháng 4, tăng gần 7% so với 1 năm trước đó và mức cao nhất trong tháng.


Để giải quyết tình trạng thiếu hàng tồn kho, một số công ty ô tô đang loại bỏ một số tính năng cần sử dụng chip. Kelleher cho biết, Stellantis NV đã vận chuyển một số xe bán tải Ram đến các đại lý mà không có hệ thống tự động phát hiện điểm mù. Ông chia sẻ, 1 người mua đã rất khó chịu khi chiếc xe giá 60.000 USD thiếu tính năng này.


Trong khi đó, tình trạng khan hiếm càng gây căng thẳng đối với thị trường ô tô đã qua sử dụng - vốn trở nên "nóng" hơn trong thời gian gần đây. Các đại lý bán xe đang nỗ lực thuyết phục khác hàng đổi xe cũ lấy xe mới để tăng lượng hàng tồn kho.


Theo trang đấu giá Manheim, một chiếc xe bán tải đã qua sử dụng được bán với giá cao hơn 78% vào tháng 4 so với chiếc tương đương 1 năm trước.


Đây sẽ là một cơ hội đối với những chủ sở hữu ô tô như Zerin Dube. Gần đây, ông đã cân nhắc việc thay chiếc xe Jeep Wrangler. Anh nhận thấy các nhà bán lẻ xe cũ Carvana và Vroom sẵn sàng trả mức giá cao hơn 1 chút so với mức 50.000 USD ông bỏ ra vào 3 năm trước. Tuy nhiên, vấn đề là tìm được một chiếc xe mới.


Dube - giám đốc 1 công ty IT ở Houston, cho hay: "Thực ra, đây là thời điểm không thích hợp để mua xe." Do đó, ông đã quyết định giữ lại chiếc xe Jeep.


Nhà máy đóng cửa, người lao động mất việc


Ngoài ra, thiếu chip còn khiến các công nhân nhà máy buộc phải ở nhà, nhìn số hoá đơn "chất đống" khi nỗ lực tìm đến các văn phòng hỗ trợ thất nghiệp. Một trong số họ là Danyelle Anderson - mẹ đơn thân với 4 người con, đã làm việc tại nhà máy lắp ráp của Ford ở Chicago trong 3 năm.


Chị đã nộp đơn xin trợ cấp sau khi dây chuyền lắp ráp Explorer ngừng hoạt động vào ngày 12/4. Anderson và các công nhân khác cho biết họ phải mất vài tuần để nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên.


Anderson chia sẻ, sự chậm trễ đó đã khiến chị không kịp thanh toán tiền thuê nhà, ô tô và điện thoại di động cũng bị cắt dịch vụ do nợ tiền. Chị mong sẽ nhận được khoản tiền trong tuần này và phải cất xe trong gara, lo sợ rằng sẽ bị thu hồi vì còn nợ tiền hoá đơn.


Đối với các công ty nhỏ hơn sản xuất sản phẩm cho các nhà máy lắp ra xe, tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng. Vài tháng trước, họ phải làm việc thêm giờ để bù đắp sản lượng bị mất trong thời kỳ đại dịch.


Ford lắp đặt đèn chiếu sáng kích cỡ nhỏ trong gương chiếu hậu của dòng Explorers tại nhà máy Chicago, do côgn ty Eypex sản xuất. Khoảng đầu năm, lượng đơn hàng nhiều đến mức chủ tịch của Eypex - Clarence Martin, cũng phải đóng gói các lô hàng cùng nhân viên.


Khi nhà máy của Ford ở Chicago tạm đóng cửa vào tháng 4, Eypex đã mất một trong những khách hàng lớn nhất. Các nhà máy của công ty này hiện chỉ hoạt động 3 ngày/tuần, với số lượng nhân sự chỉ bằng khoảng 1 nửa so với đầu năm.


Thị trường ô tô Mỹ "rơi xuống địa ngục"


Claude Burns - chủ một đại lý ô tô, cho biết, ông rất cần xe để bán và thậm chí gần đây phải từ chối một số khách hàng để tập trung vào việc sửa xe cũ và đưa vào bãi đậu xe bán cho khách. Burns chia sẻ: "Tôi cho rằng, thị trường ô tô sẽ rơi xuống đáy của địa ngục vào giữa tháng 6 khi hàng tồn kho xe mới cạn kiệt."


Trong khi đó, Justin Bates (42 tuổi) đã đặt mua một chiếc xe bán tải GMC Sierra 4 tháng trước. Tuy nhiên, ông vẫn chưa biết khi nào sẽ nhận được xe và đang có ý muốn bỏ cuộc. Bates cho hay: "Tôi cực kỳ tức giận."


EEI Global Inc., một công ty marketing cung cấp dịch vụ lái thử các loại xe mới tại các sự kiện như đua xe và hội chợ cấp, đã yêu cầu một nhà sản xuất ô tô hủy hợp đồng trị giá 1 triệu USD vào tuần trước vì không có hàng, Derek Gentile, giám đốc điều hành của công ty tức giận: "Họ không thể sản xuất những chiếc xe đã quảng cáo. Tại sao họ lại nói về những thứ mà thậm chí không có hàng để bán?"


Một nhà máy của General Motors gần thành phố Kansas đã phải đóng cửa từ tháng 2, trong khi nguồn cung chip bị xáo trộn. Mẫu xe Cadillac XT tồn kho hiện chỉ còn 2.000 chiếc trên khắp nước Mỹ vào tháng 4, thấp hơn 1/3 so với bình thường và có giá cao hơn mức niêm yết là 5.000 USD.


Andrew Arwood đã lái xe hơn 1 giờ để đến cửa hàng mua chiếc xe thể thao đa dụng Subaru Crosstrek. Khi đến cửa hàng, nhân viên cho biết chiếc xe đó đã hết hàng. Arwood đã tìm đến những đại lý khác, nhưng nhân viên không cho phép lái thử nếu anh không có tiền mặt và khoản vay đủ điều kiện. Arwood cho hay: "Ô tô được bảo vệ nhưng được làm bằng vàng nguyên chất."



Lấy link







My hung chiu hau qua cua cuoc khung hoang chip: Nha may dong cua, o to 'dap chieu' vi khong the hoan thien, nguoi mua gian du khi vai thang khong nhan duoc xe


Thoi gian gan day, nguoi dan My dang mua o to voi so luong gan dat muc ky luc. Tuy nhien, tinh trang thieu chip tren toan cau da khien cac nha ban xe khong the dap ung du nhu cau cho nguoi mua hang. Nguoi mua co the phai cho doi vai tuan hoac vai thang moi nhan duoc xe.

Mỹ hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng chip: Nhà máy đóng cửa, ô tô 'đắp chiếu' vì không thể hoàn thiện, người mua giận dữ khi vài tháng không nhận được xe

Thời gian gần đây, người dân Mỹ đang mua ô tô với số lượng gần đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chip trên toàn cầu đã khiến các nhà bán xe không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho người mua hàng. Người mua có thể phải chờ đợi vài tuần hoặc vài tháng mới nhận được xe.
Mỹ hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng chip: Nhà máy đóng cửa, ô tô đắp chiếu vì không thể hoàn thiện, người mua giận dữ khi vài tháng không nhận được xe
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: