Những căn bệnh nguy hiểm nhất con người từng đối mặt trong quá khứ (P2)

Trong số này có những căn bệnh ngày nay không còn nữa, có loại trở thành căn bệnh phổ biến có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.


Bệnh đậu mùa Là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trên thế giới, bệnh đậu mùa đã giết chết 300 triệu người trên toàn thế giới trong thế kỷ 20. Căn bệnh này có tên như vậy là để phân biệt với bệnh giang mai. Căn bệnh truyền nhiễm này lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu và đau lưng dữ dội, sau đó là mụn mủ đỏ trên khắp cơ thể để lại sẹo rỗ. Đậu mùa cũng là căn bệnh đầu tiên có vắc xin. Tiến sĩ Edward Jenner của Anh đã nghe nói rằng những người vắt sữa bò sau khi mắc virus này thì miễn dịch tự nhiên với bệnh đậu mùa. Năm 1796, ông đã thử nghiệm lý thuyết này bằng cách tiêm cho cậu bé một ít mủ từ mụn đậu và thấy rằng nó giúp cậu có khả năng miễn dịch với bệnh đậu mùa. Bước đột phá to lớn và mở đường cho khoa học tiêm chủng. Năm 1959, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định xóa sổ căn bệnh này khỏi hành tinh bằng cách cách ly bệnh nhân đậu mùa và tiêm chủng cho tất cả mọi người trong khu vực phát hiện bệnh đậu mùa. Năm 1980, tổ chức tuyên bố chiến thắng; bệnh đậu mùa đã không còn nữa. Bệnh giang mai Vì lịch sử lâu đời của bệnh giang mai nên nó được coi là "ông tổ" của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Một trong những cuốn sách lâu đời nhất cho thấy căn bệnh này đã ảnh hưởng đến nhiều người trong nhiều thế kỷ, bao gồm cả Vua Henry VIII của Anh và nhà soạn nhạc Franz Schubert. Bệnh giang mai rất dễ lây lan vì các triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác. Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể tiến triển qua giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai khó chịu rồi chuyển sang giai đoạn thứ ba, được đặc trưng bởi chứng mất trí, bệnh tim, suy nội tạng và các vấn đề nghiêm trọng khác, đe dọa tính mạng Không có gì ngạc nhiên khi nó được gọi trong nhiều thế kỷ trước với cái tên "đại thủy đậu" hay chỉ là "thủy đậu." Căn bệnh này từng rất phổ biến. Vào đầu những năm 1900, người ta ước tính rằng 10 đến 15 phần trăm dân số Hoa Kỳ mắc bệnh giang mai. Sau sự ra đời của penicillin vào những năm 1940, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống. Phòng ngừa và điều trị sớm căn bệnh này được khuyến khích để ngăn chặn sự hồi sinh và các biến chứng sức khỏe lâu dài khác. Ung thư cổ tử cung Vào những năm 1940, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ ở Mỹ là ung thư cổ tử cung. Nhưng sự ra đời của xét nghiệm Papanicolaou (Pap) đã góp phần làm giảm 60% tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở Hoa Kỳ từ năm 1955 đến năm 1992. Xét nghiệm, thường được thực hiện trong các lần khám phụ khoa hàng năm, có thể xác định các tế bào tiền ung thư trước khi chúng có cơ hội vượt khỏi tầm kiểm soát. Trong những năm gần đây, các chuyên gia đã bắt đầu khuyến khích các cô gái vị thành niên tiêm vắc-xin HPV , loại vắc-xin này có thể ngăn chặn hoàn toàn một số loại vi-rút. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong còn khá cao, vào năm 2010, gần 4.000 phụ nữ đã chết vì ung thư cổ tử cung, mặc dù tỷ lệ này đang giảm dần theo năm. David Espey, quyền Giám đốc Bộ phận Phòng chống và Kiểm soát Ung thư tại CDC giải thích: "Nếu việc tầm soát và tiêm chủng được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời thì sẽ không có nhiều phụ nữ chết vì bệnh này." Sốt rét Muỗi là nguyên nhân khiến ký sinh trùng Plasmodium đi vào cơ thể gây ra bệnh sốt rét với những triệu chứng như ớn lạnh, đổ mồ hôi và sốt, cùng các triệu chứng khác. Mặc dù bệnh đã được xóa bỏ phần lớn ở Bắc Mỹ, Caribe và phần lớn châu Âu, bệnh sốt rét vẫn là một mối quan tâm nghiêm trọng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. Tuy nhiên đến nay nhờ những sáng kiến y tế công cộng đã khiến bệnh sốt rét vừa có thể phòng ngừa vừa có thể điều trị được, miễn là nó được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh, sau đó là các phương pháp điều trị sốt rét phù hợp đã cứu sống ít nhất 3 triệu người kể từ năm 2000. Từ năm 2000 đến 2013, tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu đã giảm xuống còn 42%. Viêm phổi Năm 1900, viêm phổi từng là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở Mỹ. Năm 2006, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8, cùng với cúm. Căn bệnh này rất khó phân biệt với các căn bệnh khác như cúm, viêm phế quản vì triệu chứng là khá giống nhau Viêm phổi xuất hiện khi nấm, vi khuẩn, vi rút hoặc vi trùng nhỏ khác tiếp cận và lây nhiễm một hoặc cả hai phổi. Mặc dù bệnh thường có thể điều trị được, nhưng đôi khi bệnh viêm phổi khó kiểm soát và có thể gây ra khó thở, áp xe phổi và các biến chứng khác. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào máu, có khả năng gây suy nội tạng. Các chuyên gia thường khuyên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, nên tiêm vắc xin để ngăn ngừa bệnh. Phước Hải







Nhung can benh nguy hiem nhat con nguoi tung doi mat trong qua khu (P2)


Trong so nay co nhung can benh ngay nay khong con nua, co loai tro thanh can benh pho bien co the chua khoi bang khang sinh.

Những căn bệnh nguy hiểm nhất con người từng đối mặt trong quá khứ (P2)

Trong số này có những căn bệnh ngày nay không còn nữa, có loại trở thành căn bệnh phổ biến có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.
Những căn bệnh nguy hiểm nhất con người từng đối mặt trong quá khứ (P2)
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: