Một báo cáo cho thấy trong 6 tháng sau khi bị nhiễm Covid-19, một phần ba số người đã trải qua chẩn đoán tâm thần hoặc liên quan tới thần kinh, dẫn tới đột quỵ.
Trong suốt hơn một năm nay, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã chạy đua để tìm hiểu cách thức loại virus bí ẩn gây ra Covid-19 ảnh hưởng không chỉ cơ thể, mà còn cả não bộ của chúng ta.
Thời kỳ đầu của đại dịch, một số người bị nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng bất thường: mất khứu giác. Cùng với đó là một loạt các báo cáo về các triệu chứng liên quan đến não, như: đau đầu, lú lẫn, ảo giác và mê sảng. Chưa kể tới một số trường hợp đi kèm với chứng trầm cảm, lo lắng, gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
Elyse Singer, nhà thần kinh học tại Đại học California, Los Angeles, cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa xác định được virus này hoạt động thế nào trong não. Có lẽ có nhiều câu trả lời, cô ấy nói. "Chúng ta sẽ mất nhiều năm để làm sáng tỏ điều này."
Những chẩn đoán ban đầuMột nghiên cứu gần đây về hồ sơ sức khỏe điện tử cho thấy một vấn đề đáng báo động: Trong 6 tháng sau khi bị nhiễm Covid-19, một phần ba số người đã trải qua chẩn đoán tâm thần hoặc liên quan tới thần kinh.
Kết quả này được công bố ngày 6/4 trên tạp chí Lancet Psychiatry, dựa trên hồ sơ sức khỏe của hơn 236.000 người sống sót sau Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đã thống kê chẩn đoán của 14 chứng rối loạn, từ các bệnh tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm đến các sự kiện thần kinh như đột quỵ hoặc chảy máu não.
Đồng tác giả nghiên cứu Maxime Taquet thuộc Đại học Oxford ở Anh cho biết: "Chúng tôi không ngờ rằng con số này lại cao như vậy. Một phần ba "nghe có vẻ đáng sợ," anh nói. Nhưng không rõ liệu bản thân virus có trực tiếp gây ra những rối loạn này hay không.
Phần lớn những chẩn đoán đó là trầm cảm và lo âu, "những rối loạn đã trở nên cực kỳ phổ biến trong dân số nói chung", Jonathan Rogers, bác sĩ tâm thần tại Đại học College London, chỉ ra.
Hơn nữa, trầm cảm và lo lắng đang gia tăng ở tất cả mọi người trong đại dịch, không chỉ những người bị nhiễm virus.
Allison Navis, một nhà thần kinh học tại phòng khám sau COVID tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, thành phố New York, cho biết: "Rối loạn sức khỏe tâm thần là "những điều cực kỳ quan trọng cần giải quyết". "Nhưng chúng rất khác so với đột quỵ hoặc chứng mất trí," cô nói.
Taquet và các đồng nghiệp nhận thấy rằng khoảng 1 trong 50 người nhiễm Covid-19 dẫn tới đột quỵ sau đó.
Tuy nhiên, trong số những người bị nhiễm trùng nặng, kèm theo mê sảng hoặc các trạng thái tinh thần bị thay đổi khác, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều - cứ 11 người thì có 1 người bị đột quỵ.Covid-19 ảnh hưởng tới não theo nhiều cách khác nhau
Vào giai đoạn đầu của đại dịch, việc mất khứu giác cho thấy virus có thể tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ SARS-CoV-2 có thể phá vỡ cấu trúc hộp sọ bằng cách leo dọc theo các dây thần kinh khứu giác, nơi mang tín hiệu nhận biết mùi từ mũi trực tiếp đến não.
Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây cho thấy virus đang ảnh hưởng đến não theo những cách khác, có thể liên quan đến các mạch máu.
Trong một báo cáo vào ngày 4/2 trên Tạp chí Y học New England, nhóm nghiên cứu của Avindra Nath - nhà thần kinh học nghiên cứu nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương tại Viện Y tế Quốc gia ở Bethesda phát hiện thấy các cục máu đông nhỏ nằm trong các mạch máu của những người đã chết do Covid-19.
Trong đó, thành của một số mạch máu dày hơn và bị viêm bất thường. Cùng với đó, máu đã rò rỉ ra khỏi mạch vào các mô não xung quanh.
Để phát hiện ra vấn đề này, Nath và nhóm của ông đã sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI) ở cường độ mạnh tới mức không được phép trên người còn sống.
Những kết quả cho thấy rằng các cục máu đông, lớp niêm mạc bị viêm và rò rỉ, đều có thể góp phần gây ra tổn thương não liên quan đến COVID.Maura Boldrini, bác sĩ tâm thần tại Đại học Columbia ở New York, thì cho rằng chứng viêm (Inflammation) do Covid-19 của cơ thể cũng có thể gây ra rắc rối cho não.
Cụ thể, các tín hiệu viêm phát ra sau chấn thương có thể thay đổi cách não tạo ra và sử dụng các phân tử tín hiệu hóa học, được gọi là chất dẫn truyền thần kinh, giúp các tế bào thần kinh giao tiếp. Các phân tử giao tiếp chính như serotonin, norepinephrine và dopamine có thể bị xáo trộn khi cơ thể bị viêm nhiễm nặng.
Trong số các tế bào tiết ra protein gây viêm trong não có microglia, có vai trò như "bộ não" của hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật của cơ thể. Tuy nhiên, microglia cũng có thể tham gia vào phản ứng của não với Covid-19, và được tìm thấy ở khoảng 43% trong số 184 bệnh nhân Covid-19 theo một báo cáo trên tạp chí Free Neuropathology.
Kết quả tương tự đến từ một loạt các cuộc khám nghiệm tử thi não của bệnh nhân Covid-19; khi 34 trong số 41 bộ não chứa microglia được kích hoạt. "Với những phát hiện này, chúng ta không thể biết rõ ràng rằng SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến não của con người nhiều như thế nào", Allison Navis cho biết.
Tại phòng khám sau Covid-19 của mình tại Mount Sinai, cô thấy các bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, tê và chóng mặt - các triệu chứng vốn có nguồn gốc từ virus khác.
Bên cạnh tác động trực tiếp, cũng không thể không kể tới những tác động gián tiếp. Điển hình như việc những bệnh nhân Covid-19 nằm sấp trong thời gian dài có thể khiến dây thần kinh bị đau dai dẳng.
Đây không phải do virus tấn công dây thần kinh, mà do tư thế nằm sấp đã chèn ép dây thần kinh, và gây ra những biến chứng, thương tổn vĩnh viễn cho hệ thần kinh.
Minh Khôi
Tham khảo: Sciencenews, NEJM
Nghien cuu moi: Covid-19 anh huong nghiem trong toi nao, de gay dot quy
Mot bao cao cho thay trong 6 thang sau khi bi nhiem Covid-19, mot phan ba so nguoi da trai qua chan doan tam than hoac lien quan toi than kinh, dan toi dot quy.
Nghiên cứu mới: Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, dễ gây đột quỵ
By www.tincongnghe.net
Một báo cáo cho thấy trong 6 tháng sau khi bị nhiễm Covid-19, một phần ba số người đã trải qua chẩn đoán tâm thần hoặc liên quan tới thần kinh, dẫn tới đột quỵ.