Sản xuất Macbook, iPad và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử, máy tính toàn cầu

Nikkei Asian từng dự báo hồi tháng 9/2020, đến năm 2030, một nửa số máy tính xách tay (laptop) trên thế giới sẽ được sản xuất bởi các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Và Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nơi sản xuất laptop lớn nhất thế giới.


Cũng trong năm 2020, một bài báo trên Nikkei Asia cho hay, Samsung Electronics sẽ chấm dứt mảng sản xuất laptop tại Tô Châu (Trung Quốc) và tính toán chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Cũng xuất hiện thông tin Công ty Wistron của Đài Loan sẽ sản xuất laptop dưới sự ủy quyền của thương hiệu Mỹ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty máy tính Đài Loan khác như Compal Electronics cũng cân nhắc mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam.


Hon Hai Precision Industry, còn được biết đến với cái tên Foxconn, nhà sản xuất các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới, được cho là có nhiều khả năng sẽ sản xuất laptop tại Việt Nam.


Sản xuất Macbook, iPad và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử, máy tính toàn cầu - Ảnh 1.

Ngày 18/1/2021, Ông Trác Hiến Hồng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải tại Việt Nam chính thức xác nhận này sẽ quyết định đưa thêm một dự án quan trọng đầu tư tại tỉnh. Dự án có vốn đầu tư 270 triệu USD với diện tích hơn 22 ha, dự án sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay này sẽ phục vụ việc sản xuất các sản phẩm cho Tập đoàn Apple.


Trên thực tế, theo Tổng cục Thống kê, nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.


Số liệu thống kê cho thấy, năm 2010, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện chỉ đạt 3,6 tỷ USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu (hàng dệt may đạt 11,2 tỷ USD, tỷ trọng chiếm 15,5%).


Trong suốt giai đoạn 2010 đến 2020, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng cao. Tốc độ tăng lần lượt các năm là: 2011 tăng 29,9%; năm 2012 tăng 68,4%; năm 2013 tăng 35,5%; năm 2014 tăng 7,5%; năm 2015 tăng 36,5%; năm 2016 tăng 21,5%; năm 2017 tăng 38,6%; năm 2018 tăng 12,5%; năm 2019 tăng 22,8%; năm 2020 ước tính tăng 22,8%. Bình quân cả giai đoạn 2011-2020 tăng 28,6%.


Sản xuất Macbook, iPad và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử, máy tính toàn cầu - Ảnh 2.

Năm 2019, giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 36,3 tỷ USD, chính thức vượt qua mặt hàng dệt may (giá trị xuất khẩu đạt 32,8 tỷ USD) để trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.


Đến năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 nhưng nhóm hàng này vẫn đạt tốc độ tăng cao và ổn định vững chắc. Ước tính, giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt 44,6 tỷ USD, tỷ trọng chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, vượt xa xuất khẩu hàng dệt may cả về giá trị, tốc độ tăng và tỷ trọng (hàng dệt may đạt 29,8 tỷ USD, tỷ trọng chiếm 10,5%).


Sản xuất Macbook, iPad và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử, máy tính toàn cầu - Ảnh 3.

Giá trị xuất khẩu mặt hàng Dệt may và Điện tử, máy tính và linh kiện thời kỳ 2010 – 2020. Nguồn: Tổng cục Thống kê


Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Riêng thị trường này đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước, chiếm 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2020. Các thị trường xuất khẩu lớn khác trong năm 2020 như: Mỹ đạt 10,4 tỷ USD, tăng mạnh 71,7%; EU đạt 6,5 tỷ USD, tăng 28,7%; Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 4,2 tỷ USD, tăng 38,2%.


Trong 4 tháng đầu năm 2021, có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 5 nhóm ngành xuất khẩu trên 5 tỷ USD chiếm 59,8% bao gồm: Điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 18,4 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,9 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD; hàng dệt may đạt 9,5 tỷ USD; giày dép đạt 6,4 tỷ USD.


Như vậy, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4/2021, xuất khẩu nhóm điện tử, máy tính và linh kiện đạt kim ngạch gần 16 tỷ USD, tăng khoảng 3,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tốc độ tăng trưởng 30,8%.


Với kết quả trên, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục giữ vững vị trí là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau điện thoại và linh kiện), chiếm tỷ trọng 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 4 tháng đầu năm 2021.


Xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện đi các thị trường chủ yếu đều đạt tốc độ tăng cao. Xuất khẩu sang Hàn Quốc ước tính tăng 60,6%, đạt 850 triệu USD; xuất khẩu sang ASEAN tăng 55,5%, đạt 520 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 41,8%, đạt 2,6 tỷ USD; xuất khẩu sang EU tăng 39,2%, đạt 1,4 tỷ USD.


Nhóm nghiên cứu của Tổng cục Thống kê khuyến nghị, để thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh, bền vững, cần xác định rõ chiến lược phát triển của ngành; trong đó, chú trọng tới việc xác định sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá.


Nếu tiếp tục duy trì đà tăng với tốc độ tăng cao như hiện nay thì trong tương lai không xa, nhóm hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện trở thành nhóm hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu là hoàn toàn có thể xảy ra.





Lấy link







San xuat Macbook, iPad va tiem nang cua Viet Nam trong chuoi cung ung dien tu, may tinh toan cau


Nikkei Asian tung du bao hoi thang 9/2020, den nam 2030, mot nua so may tinh xach tay (laptop) tren the gioi se duoc san xuat boi cac quoc gia khu vuc Dong Nam A. Va Viet Nam duoc du bao se tro thanh noi san xuat laptop lon nhat the gioi.

Sản xuất Macbook, iPad và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử, máy tính toàn cầu

Nikkei Asian từng dự báo hồi tháng 9/2020, đến năm 2030, một nửa số máy tính xách tay (laptop) trên thế giới sẽ được sản xuất bởi các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Và Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nơi sản xuất laptop lớn nhất thế giới.
Sản xuất Macbook, iPad và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử, máy tính toàn cầu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: