Báo cáo tài chính mới phát hành ngày 24/4 của Intel cho thấy doanh thu, tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 41%. Mặc dù doanh thu từ mảng kinh doanh tiêu dùng của CCG (Client Computing Group) tăng 8%, nhưng đằng sau con số này là nhờ tác động từ việc người dùng làm việc từ xa dẫn tới nhu cầu tăng cao.
Trong khi đó, mảng kinh doanh trung tâm dữ liệu đáng tự hào của Intel đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn với lĩnh vực IoT và chip xe tự hành cũng bị ảnh hưởng không nhỏ với mức giảm 10%. Tình hình hiện tại ngày càng trở nên bất lợi cho Intel, khi Apple vừa giới thiệu dòng iPad Pro và iMac mới được trang bị chip M1 mới nhất. Khả năng cao các chip dựa trên kiến trúc x86 của Intel sẽ sớm bị Apple loại bỏ hoàn toàn.
Mặc dù Apple không thiết lập chuẩn mực mới cho các sản phẩm chip M1 để tương thích với hệ thống khác, nhưng trong tương lai dòng chip x86 sẽ có thể được thay thế bởi các chip ARM tự phát triển. Với tiến độ R&D như hiện tại, đây là một thử thách đầy hóc búa đối với Intel bởi kiến trúc Meteor Lake trên tiến trình 7nm sẽ không khả dụng cho tới năm 2023.
Dự án xưởng đúc IDM 2.0 với số vốn đầu tư 20 tỷ USD tại Arizona, Mỹ đang được xây dựng có thể là quyết tâm duy nhất mà Intel muốn bắt kịp các đối thủ khác. Dù vẫn có mức doanh thu 70 tỷ USD, đứng hàng đầu trong lĩnh vực chip PC và máy chủ, nhưng khi Định luật Moore đứng trước bờ vực bị vô hiệu hóa, thiệt hại mà Intel phải đối mặt trong thời gian tới sẽ được tính bằng cấp số nhân.
Cuộc khủng hoảng của Intel không phải ở hiện tại mà là trong tương lai
Đây là báo cáo tài chính đầu tiên của Giám đốc điều hành mới của Intel, Pat Kissinger kể từ khi ông nhậm chức và đó không phải là một khởi đầu tốt. Vấn đề trước mắt ông đang rất nghiêm trọng, Intel đang mất dần vị thế trong lĩnh vực mà họ đã chiếm lĩnh lâu nay. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Intel giảm dần qua từng năm, năm 2019 giảm xuống dưới 60% còn 58,6%, năm 2020 tiếp tục giảm xuống 56% và lợi nhuận ròng giảm hai con số.
Mặc dù dịch bệnh đã làm tăng giá nguyên liệu thô, nhưng Intel không thể đứng một mình trong một môi trường lớn như vậy. Dữ liệu của đối thủ AMD rất bắt mắt, năm 2020, doanh thu của AMD là 9,76 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng 2%. Trong khi đó, Intel hoặc không có kết quả về đầu vào sản xuất, hoặc sản phẩm của họ không còn đủ sức cạnh tranh và phải hạ giá.
Đối với các công ty R&D, họ phải đầu tư mạnh vào công nghệ mới. Tuy nhiên, Intel đã chi rất nhiều tiền cho việc cập nhật công nghệ tiến trình, vấn đề năng suất vẫn chưa được giải quyết trong một thời gian dài và hãng không thể tung ra sản phẩm mới, chỉ có thể dựa vào các sản phẩm PC cũ có tỷ suất lợi nhuận thấp để kiếm tiền. Lợi nhuận gộp và lãi ròng sụt giảm không có gì đáng ngạc nhiên.
Trong khi đó, AMD đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, hợp tác với TSMC để ra mắt bộ vi xử lý Ryzen và Xiaolong kiến trúc Zen2 vào năm 2019 với tiến trình 7nm. Từ 14nm đến 10nm, Intel đã tiêu tốn thời gian 5 năm. Khi chip 10nm ra mắt vào cuối năm 2020, Giám đốc tài chính của Dell Tom Sweet không giấu nổi sự bức xúc: “Rõ ràng là chúng tôi rất không hài lòng về sự chậm trễ của họ”.
Tất nhiên, Intel khác TSMC và Samsung về phương pháp tính toán tiến trình. Mật độ bóng bán dẫn 7nm của TSMC tương đương với chip 10nm của Intel. Nhưng khi chip 10nm được phát hành, dòng Ryzen 3000 và 4000 của AMD dựa trên kiến trúc ZEN2 đã tung ra một số sản phẩm dành cho người tiêu dùng. Vẫn còn rất ít sản phẩm có thể sử dụng chip 10nm của Intel.
Điều này khiến người ta phải lo lắng không biết liệu sự kiên nhẫn của khách hàng Intel có thể kéo dài được bao lâu. Và tất nhiên, các nhà đầu tư cũng quan ngại về doanh thu mảng kinh doanh dữ liệu và trung tâm CCG, vốn là tương lai mà Intel đặt cược vào lại đang giảm mạnh.
IDM2.0 có thể mang lại sự thay đổi?
Intel nhận thức rõ tình hình của chính mình, và chiến lược IDM2.0 là minh chứng tốt nhất nhằm lấy lại vinh quang trước đây trong lĩnh vực bán dẫn. Kế hoạch này đầy tham vọng, không chỉ nhằm xây dựng tiến trình 7nm mà còn chia doanh nghiệp đúc thành một bộ phận dịch vụ đúc độc lập (IFS), báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành Kissinger, để cạnh tranh cùng TSMC và Samsung.
Ngay từ năm 2010, Intel đã hợp tác với các công ty bán dẫn như Achronix và Nokia, đồng thời mở rộng mảng chip dành cho di động. Đến 2012, Intel tiếp tục mở rộng công suất của các xưởng đúc và tập trung phát triển sản phẩm chủ lực là chip PC.
Chỉ một năm sau, Intel sẽ một lần nữa quay trở lại lĩnh vực đúc. Trong hai năm kể từ khi họ rời đi, thị trường bán dẫn đã trải qua tình trạng thiếu nhân cực kỳ nghiêm trọng sau đại dịch, dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn cung bán dẫn kéo dài từ cuối năm 2020. Đây là cơ hội mà Intel muốn tận dụng tối đa.
Lần này cuối cùng họ cũng quyết tâm làm OEM, nhưng Phố Wall lại nghi ngờ về IDM2.0. Nhà phân tích Ianjit Bhatti của Atlantic Equities tin rằng, khoản đầu tư trước của Intel sẽ không mang lại lợi nhuận cho đến năm 2025. Ông chỉ nói đơn giản: “Trong ngắn hạn (khoảng 2 đến 3 năm), Intel có thể không đủ khả năng đối phó với thị phần tăng vọt của AMD”.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng không có nghĩa là Intel không có cơ hội. Khi nhu cầu thị trường bán dẫn ngày càng tăng, công suất của các nhà máy đều vượt tải, Intel sẽ bắt kịp các đối thủ nếu đẩy nhanh tiến trình 10nm và 7nm. Trong vài năm qua, vấn đề lớn nhất của Intel là sự lặp lại và nhầm lẫn chiến lược. Lần này, sau khi đã đầu tư táo bạo, điều quan trọng hơn là Intel phải thực sự thoát ra khỏi vùng an toàn.
Lấy link