Theo ông Hoàng Văn Long, chuyên gia Viện Dầu Khí Việt Nam túi khí bị khoan trúng tạo ra hố "tử thần" 100 m2 ở Quảng Bị rất nguy hiểm nếu gặp nguồn lửa.
Giải thích của Viện Thủy công (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) về hiện tượng sụt lún bất thường ở Quảng Bị (Chương Mỹ) mới đây là do người dân khoan giếng đã khoan trúng túi khí dưới lòng đất.Giải thích về túi khí , ông Long cho biết, nó có thể hình thành từ nhiều năm trước. Khi khoan trúng vị trí trung tâm của túi khí dưới lòng đất, áp suất và khí đột ngột giải phóng. "Dòng khí phun lên lưu lượng thấp, không có nghĩa là ít, mà có thể chưa khoan trúng vị trí trung tâm của túi khí, chỉ cần một tàn thuốc lá chưa tắt rơi xuống, nguy cơ cháy nổ là rất lớn, có thể nổ như bom", ông nói.Trong lòng đất hoặc vùng ngập nước có nhiều vi sinh vật, khi chết sẽ lắng xuống trầm tích, làm lớp này giàu vật chất hữu cơ (bùn đất và xác sinh vật). Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật chất hữu cơ phân hủy thành các hydrocacbon phần lớn là khí metan (khí đốt bếp gas) và một số loại khác (H2S, CO2).Ông cho biết, các khí này di chuyển từ tầng bùn dưới để tích tụ vào tầng cát (có độ rỗng lớn). Theo thời gian, phía trên tầng cát có lớp bùn mới phủ lên, ngăn không cho khí phát tán vào khí quyển. Lượng khí bị giữ lại giữa lớp trầm tích và tầng bùn tạo thành túi khí.
Khí nạp vào tầng cát càng nhiều thì áp suất càng tăng. Khi đó, quá trình khoan đục dưới lòng đất tạo ra lỗ hổng lớn, túi khí và áp suất đồng thời được giải phóng. Do áp suất giảm đột ngột nên bề mặt địa hình bị sạt lở dạng hình phễu.Hiện Việt Nam áp dụng 3 phương pháp để phát hiện túi khí, bao gồm địa vật lý (cho dòng điện đi xuống lòng đất, nếu không có túi khí, xung điện chạy bình thường, nếu xung điện kém đi, vùng đó có thể có túi khí), địa vật lý xạ (tiến hành đo xạ dưới lòng đất) và phương pháp địa chấn nông phân giải cao.Vùng đồng bằng châu thổ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển, những khu vực có hồ, đầm đều có nguy cơ xuất hiện túi khí. Ông Long khuyến cáo, người dân không nên tự ý khai thác khí này dùng để sinh hoạt. Các dự án công trình, quy hoạch dài hạn cần được khảo sát địa hình, địa chất chuyên sâu để an toàn hơn.Tại khu vực Chương Mỹ nơi vừa xảy ra hiện tượng hố "tử thần", các chuyên gia cũng khuyến cáo có thể còn vài túi khí nữa, vì vậy cần thận trọng trong việc khoan giếng, đóng cọc sâu.
Hố 'tử thần' xuất hiện do khoan trúng túi khíHiện trường hố 'tử thần' rộng hơn 100 m2Nguyễn Xuân
Tui khi tao ho 'tu than' o Chuong My co the phat no nhu bom
Theo ong Hoang Van Long, chuyen gia Vien Dau Khi Viet Nam tui khi bi khoan trung tao ra ho "tu than" 100 m2 o Quang Bi rat nguy hiem neu gap nguon lua.
Túi khí tạo hố 'tử thần' ở Chương Mỹ có thể phát nổ như bom
By www.tincongnghe.net
Theo ông Hoàng Văn Long, chuyên gia Viện Dầu Khí Việt Nam túi khí bị khoan trúng tạo ra hố "tử thần" 100 m2 ở Quảng Bị rất nguy hiểm nếu gặp nguồn lửa.