Tốc độ ấm lên toàn cầu có thể làm thềm băng thứ ba của Nam Cực sụp đổ

Thềm băng khổng lồ thứ ba ở ngoài khơi biển Nam Cực có thể sụp xuống biển nếu Trái Đất ấm lên 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.


Nếu nó tan ra, khối băng khổng lồ trôi dạt này sẽ trực tiếp làm mực nước các đại dương dâng lên. Bên cạnh đó, các thềm băng này còn là tấm lá chắn ngăn các dòng sông băng trong đất liền vỡ ra đại dương. Nếu các dòng sông băng này trôi ra biển, mực nước biển sẽ càng dâng lên khủng khiếp. Tính trên toàn cầu, 34% các thềm băng hiện có nguy cơ sụp vỡ vào cuối thế kỷ XXI. Trong đó phần lớn tập trung ở bán đảo Nam Cực. Lượng băng thuộc diện nguy cơ cao này chiếm 2/3 phần mở rộng của thềm băng trên bán đảo. Toàn bộ có 190.000 km2 băng Nam Cực đang có nguy cơ tan vỡ. Các thềm băng này có vỡ ra hay không cũng còn tùy điều kiện môi trường. Ngay lúc này, thế giới đã ấm hơn khoảng 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nếu chúng ta giữ cho mức độ ấm lên này không vượt quá 2 độ C thì chỉ có 34% các thềm băng là có nguy cơ sụp vỡ. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học thì với các hoạt động của con người như hiện nay, chúng ta không thể giữ được mức 2 độ C đó. Trong điều kiện bình thường, các thềm băng này chỉ tan chảy một ít vào mùa hè. Sự tan chảy này chỉ xảy ra ở những vết nứt và khi chảy xuống sâu bên dưới thì chúng lại đóng băng trở lại. Nhưng nếu tan chảy quá nhiều, nước sẽ tạo thành các hồ trên bề mặt. Khi nước đọng lại quá nhiều trên bề mặt băng như các hồ nước này thì việc các thềm băng vỡ ra là điều không tránh khỏi. Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu đã lập mô hình hoạt động tương lai của toàn bộ các thềm băng ở Nam Cực, nhưng không chú ý nhiều đến các chi tiết của từng thềm băng. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Trường đại học Reading, Anh, đã lập mô hình băng tan theo từng tình huống với độ chi tiết và độ phức tạp chưa từng có trước đây, từ tình huống tiêu cực nhất là băng tan khủng khiếp hơn cả những gì chúng ta dự báo dựa trên số liệu hiện nay cho đến tình huống khả quan là con người kiểm soát tốt tình hình phát thải khí nhà kính. Theo Giáo sư Andrew Dessler của Trường đại học A&M Texas, Mỹ - nhà khoa học chuyên nghiên cứu về viễn cảnh ấm lên toàn cầu - thì tình hình hiện nay sẽ dẫn đến mức độ ấm lên từ 3 đến 3,5 độ C, thậm chí có thể là 4 độ C nếu chúng ta không khôn ngoan và không may mắn. Nói cách khác, trong một thế giới mà biến đổi khí hậu làm cho 1/3 thềm băng Nam Cực tan ra sẽ còn dẫn đến nhiều nguy cơ thất bại trong việc kiểm soát phát thải khí nhà kính và những nguyên nhân gây nóng lên toàn cầu khác mà chúng ta còn chưa phát hiện ra. Giáo sư Dessler cho biết theo ý kiến cá nhân ông, chúng ta không thể giữ được ở mức dưới 1,5 độ C trừ khi chúng ta triển khai được kỹ thuật địa chất bức xạ mặt trời, mức 2 độ C cũng rất khó đạt được nếu chúng ta không chấp nhận một phần thiệt hại đáng kể về kinh tế và tất cả các nước trên thế giới đều đồng lòng phối hợp thực hiện chống lại biến đổi khí hậu. Phạm Hường







Toc do am len toan cau co the lam them bang thu ba cua Nam Cuc sup do


Them bang khong lo thu ba o ngoai khoi bien Nam Cuc co the sup xuong bien neu Trai Dat am len 4 do C so voi thoi ky tien cong nghiep.

Tốc độ ấm lên toàn cầu có thể làm thềm băng thứ ba của Nam Cực sụp đổ

Thềm băng khổng lồ thứ ba ở ngoài khơi biển Nam Cực có thể sụp xuống biển nếu Trái Đất ấm lên 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tốc độ ấm lên toàn cầu có thể làm thềm băng thứ ba của Nam Cực sụp đổ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: