Không thể phân biệt xăng giả bằng mắt thường

Theo ông Nguyễn Tuấn Tú, để xác định chất lượng một mẫu xăng cần đánh giá bởi hệ thống thử nghiệm đạt chuẩn qua nhiều chỉ số mới có thể kết luận.


Ông Tú hiện là Trưởng phòng thử nghiệm Xăng Dầu Khí - Quatest 1, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chia sẻ về cách phân biệt xăng giả, sau khi hai đầu nậu buôn lậu và làm 200 lít xăng giả tại Đồng Nai bị cơ quan công an bắt hôm 29/3.-Thưa ông, có dấu hiệu nào để nhận biết đâu là xăng thật, giả hay kém chất lượng?- Nếu để nói nhận biết xăng giả bằng mắt thường rất khó, phần nhỏ có thể dựa vào cách pha màu của xăng. Ví dụ RON 95 có màu vàng nhạt đến vàng; E5 RON 92 có màu xanh nhạt đến xanh. Quan sát ngoại quan của xăng phải sạch, trong suốt và không có tạp chất lơ lửng. Cách tốt nhất để phân biệt là mang mẫu xăng để thử nghiệm, có tất cả các chỉ tiêu phù hợp với quy định thì mới là xăng thật.Tuy nhiên, nếu nói về một hàng hóa giả, có nhiều cách giả khác nhau (về công dụng, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn hay các chỉ tiêu chất lượng...). Riêng với xăng dầu còn có nhiều chỉ tiêu chất lượng liên quan đến phụ gia hóa học, dung môi... Những chỉ tiêu này phải có các cơ quan chuyên môn, các tổ chức kỹ thuật được trang bị phòng thử nghiệm đánh giá trên cơ sở phân tích mẫu thì mới đi đến kết luận đó có phải là xăng giả hay không. -Vậy làm thế nào để kiểm soát chất lượng xăng dầu trên thị trường, thưa ông?- Xăng là dạng dung dịch nên chỉ cần đổ thêm một chút dung môi, phụ gia... trong một giây có thể biến đổi chất lượng. Vì vậy việc đấu tranh với pha chế lậu, pha chế dung môi khiến giảm chất lượng xăng dầu... là rất khó khăn.Để phân biệt, cơ quan chuyên môn phải lấy mẫu thử nghiệm qua nhiều loại máy móc khác nhau mới kết luật: xăng có đảm bảo chất lượng? có đúng là xăng sử dụng cho mục đích lưu thông trên thị trường? xăng có đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật... hay không?.Nguy hiểm hơn nữa có tình trạng sử dụng các phụ gia không được phép, hoặc các thành phần dung môi không phải là xăng nhưng có tính chất tương tự gây ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị hoặc hiệu năng không đạt như xăng thông thường... thì phải thực hiện nhiều thí nghiệm mới xác định được.Để quản lý chất lượng mặt hàng này, hiện có Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), công an, quản lý thị trường, Tổng cục, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng... Việc thanh tra, kiểm tra và trinh sát được thực hiện thường xuyên. Nhiều thông tin được phát hiện từ các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cung cấp tới các cơ quan chuyên môn để rà soát, trinh sát, kịp thời phát hiện các vụ xăng giả, kém chất lượng. Tổng cục TĐC đã thiết lập hệ thống các tổ chức kỹ thuật đủ năng lực để kiểm tra đánh giá, thử nghiệm chất lượng xăng dầu nhanh nhất để cung cấp kết cho các cơ quan chức năng.Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành nhiều văn bản quản lý chất lượng xăng dầu. Đối với xăng dầu sản xuất, pha chế trước khi đưa vào lưu thông phải đăng ký theo quy định pháp luật và chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xăng dầu nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước thông quan.Xăng dầu nhập khẩu chính ngạch, xăng dầu sản xuất, pha chế (được đăng ký cơ sở pha chế theo quy định của pháp luật) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều được kiểm soát chặt về chất lượng.- Khi nghi ngờ xăng có vấn đề có thể kiểm tra chất lượng ở đâu, thưa ông?- Các mẫu xăng nghi ngờ về chất lượng phải được kiểm định tại các tổ chức thử nghiệm có đăng ký hoạt động và có chứng chỉ chỉ định thử nghiệm xăng dầu. Ví dụ các Trung tâm kỹ thuật 1, 2, 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đặt tại các miền Bắc, Trung và Nam. Ngoài ra còn có một số phòng thử nghiệm độc lập đã được chỉ định đủ tiêu chuẩn thử nghiệm xăng dầu, một số Trung tâm thuộc Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các địa phương cũng được trang bị máy móc, đủ điều kiện để kiểm định. - Người tiêu dùng thấy nghi ngờ có thể mang mẫu xăng dầu đi thử nghiệm không?- Ai cũng có thể mang mẫu đến thử nghiệm, song thực tế ít khi xảy ra vì chi phí lên tới nhiều triệu đồng cho một mẫu. Tuy nhiên nếu người dân có nhu cầu hoàn toàn có thể mang mẫu đến các trung tâm có đủ năng lực, đã được chỉ định để xác định chất lượng xăng.- Ông có lời khuyên gì đối với người tiêu dùng khi mua xăng dầu?- Với hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại là cuộc chiến đấu thường xuyên và cũng không thể khẳng định thị trường "sạch bóng" xăng dầu, hàng giả, hàng nhái.Với mặt hàng xăng dầu, người tiêu dùng có thể bảo vệ mình bằng cách mua xăng ở những địa chỉ tin cậy, có thương hiệu, không nên mua xăng trôi nổi, không rõ nguồn gốc...Nếu khi mua xăng về sử dụng, trong quá trình di chuyển thấy có vấn đề, ví dụ xe chết máy hoặc động cơ có biểu hiện bất thường, nên thông tin về cơ quan quản lý thị trường, công an, chi cục tiêu chuẩn, đo lường chất lượng tại địa phương... Các cơ quan chuyên môn sẽ tiếp nhận thông tin và có kế hoạch phối hợp trinh sát kịp thời. Bích Ngọc







'Khong the phan biet xang gia bang mat thuong'


Theo ong Nguyen Tuan Tu, de xac dinh chat luong mot mau xang can danh gia boi he thong thu nghiem dat chuan qua nhieu chi so moi co the ket luan.

'Không thể phân biệt xăng giả bằng mắt thường'

Theo ông Nguyễn Tuấn Tú, để xác định chất lượng một mẫu xăng cần đánh giá bởi hệ thống thử nghiệm đạt chuẩn qua nhiều chỉ số mới có thể kết luận.
Không thể phân biệt xăng giả bằng mắt thường
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: