Thí nghiệm thực địa trong rừng mưa giúp các nhà nghiên cứu phát hiện khỉ mũi nhọn cái sử dụng tiếng kêu báo động để nhờ khỉ đực tới đối phó báo hoa mai.
Việc đóng giả một loài động vật ăn thịt ở sâu trong rừng mưa phía bắc Cộng hòa Congo không hề dễ dàng. "Thời tiết rất ẩm ướt, và có nhiều con ong mồ hôi vây quanh bạn", Claudia Stephan, nhà linh trưởng học kiêm chuyên gia bảo tồn đang làm việc tại vườn quốc gia Nouabelé-Ndoki, cho biết. "Phần lớn thời gian bạn chỉ có thể nhìn xa vài mét do cây cối rậm rạp".Tuy nhiên, công việc khó khăn đã thu về thành quả xứng đáng. Sử dụng phương thức ngụy trang đơn giản, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Stephan và đồng nghiệp Frederic Gnepa Mehon ở Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, có nhiều phát hiện bất ngờ về cách khỉ đực và cái giao tiếp khi nguy hiểm tới gần. Nghiên cứu công bố hôm 17/3 trên tạp chí Royal Society Open Science cho thấy tiếng kêu cảnh báo không chỉ nhắc nhở đàn khỉ về mối đe dọa. Những con khỉ cái trong nghiên cứu tìm cách kêu gọi khỉ đực hành động.Tiến hành thí nghiệm thực địa vốn rất khó khăn. Các nhà nghiên cứu như Stephan và Mehon thường có ít lựa chọn để tìm hiểu động vật hoang dã phản ứng như thế nào với mối đe dọa. Việc ngồi chờ xung quanh nhằm chứng kiến cuộc chạm trán diễn ra tự nhiên không đủ để tiến hành nghiên cứu. Một số nhà khoa học bật băng thu tiếng kêu của động vật săn mồi, nhưng rất ít loài vật phát ra tiếng kêu khi đi săn. Dựng mô hình cố định của động vật săn mồi đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải đoán nơi đối tượng đi qua. Thậm chí, cái nhìn không chớp mắt hoặc tư thế cứng nhắc của con báo hoa mai giả có thể không đủ gây ấn tượng với những loài vật như khỉ mũi nhọn (Cercopithecus nictitans) ở phía tây châu Phi.Vì vậy, để tìm hiểu nhiều hơn về tiếng kêu báo động của khỉ mũi nhọn, nhóm nghiên cứu cần phải sáng tạo. Stephen chia sẻ họ quyết định chọn cách ngụy trang tự nhiên nhất. Một thành viên nhóm nghiên cứu trùm vải in họa tiết báo hoa mai. Trong khi các thành viên khác quan sát, người giả trang bò qua lớp cây cỏ rậm rạp, tiến gần về phía đàn khỉ.Trong nhiều thử nghiệm kéo dài hơn 6 tháng với 19 đàn khỉ mũi nhọn khác nhau, những con khỉ cái trưởng thành phản ứng với người đóng giả báo bằng tiếng kêu cảnh báo, thu hút sự chú ý của khỉ đực trong đàn. "Khỉ mũi nhọn cái coi con đực như ‘vệ sĩ thuê mướn’ để tự vệ trước động vật săn mồi. Chúng làm vậy bằng cách phát ra tiếng kêu báo động không chứa bất kỳ thông tin nào về sự kiện đang diễn ra, đòi hỏi con đực phải tới xem", Stephan giải thích.Nhóm nghiên cứu cũng ghi âm các ví dụ về hai tiếng kêu cảnh báo từ khỉ mũi nhọn đực, tiếng "hack" với mối đe dọa từ trên cao như đại bàng và tiếng "pyow" với mối đe dọa dưới mặt đất, bao gồm mô hình báo hoa mai tĩnh dùng trong những thí nghiệm thực địa trước đó. Nhưng lần đầu tiên người đóng giả di chuyển, nhóm của Stephan và Mehon thu được tiếng kêu báo động thứ ba mà họ chưa gặp bao giờ là "kek".Những con khỉ đực chỉ phát ra âm thanh "kek" sau khi nhận dạng báo hoa mai đang di chuyển và tiếp cận nó để phân tán sự chú ý của con vật săn mồi. Khi khỉ đực làm vậy, khỉ cái ngừng kêu báo động, mang theo con non và ẩn nấp trong bụi cây rậm. Chúng cư xử như thể đã đạt được mục đích là thành công kêu gọi con đực tới và bảo vệ chúng.Dù tấn công động vật săn mồi đơn độc không phải chiến thuật sinh tồn tốt nhất đối với khỉ mũi nhọn đực sống theo bầy đàn, con khỉ đã duy trì được nòi giống của nó. Ở thời điểm đó, sự sinh tồn của cả bầy thay vì của cá nhân nó trở thành ưu tiên hàng đầu.Có lúc, mối đe dọa tiềm ẩn trở thành hiện thực. Stephen kể lại nhóm nghiên cứu từng gặp một con báo hoa mai thật trước khi nó bỏ đi. "Con khỉ đực phát ra tiếng kek giống hệt âm thanh chúng tôi ghi lại với người đóng giả. Đó là cách xác nhận bất ngờ và chắc chắn đối với kết quả nghiên cứu", Stephen nói.An Khang (Theo Atlas Obscura)
Nhà khoa học 'say' vì khí cười trong phân chim cánh cụt
Nha nghien cuu gia lam bao hoa mai de doa dan khi
Thi nghiem thuc dia trong rung mua giup cac nha nghien cuu phat hien khi mui nhon cai su dung tieng keu bao dong de nho khi duc toi doi pho bao hoa mai.
Nhà nghiên cứu giả làm báo hoa mai để dọa đàn khỉ
By www.tincongnghe.net
Thí nghiệm thực địa trong rừng mưa giúp các nhà nghiên cứu phát hiện khỉ mũi nhọn cái sử dụng tiếng kêu báo động để nhờ khỉ đực tới đối phó báo hoa mai.