Phát hiện mới nhất về ấu trùng cá hóa thạch gây chấn động về nhầm lẫn tổ tiên của động vật có xương sống

Hóa thạch ấu trùng cổ đại của loài cá đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở Nam Phi và Hoa Kỳ khiến giới khoa học thế giới "chấn động" khi có khả năng phải viết lại lịch sử tiến hóa của động vật có xương sống.


Chúng ta biết rất nhiều về quá trình tiến hóa của những loài động vật cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay như cá Lamprey (cá mút đá, một bộ cá gồm các họ cá không hàm, có thân hình ống và sống ký sinh trên nhiều loại cá). Một nghiên cứu trước đây đã được công bố trên tạp chí Nature: "Lamprey là loài ăn lọc, bắt đầu xuất hiện cách đây nửa tỷ năm. Ấu trùng cá Lamprey nở ra chôn mình dưới đáy sông và sau đó biến chất thành những con trưởng thành hút máu. Con trưởng thành và ấu trùng khác nhau đến mức chúng từng được cho là các loài khác nhau. Từ những ấu trùng cá Lamprey, các nhà khoa học đã đi đến kết luận về nguồn gốc của tổ tiên động vật có xương sống". Và giới khoa học trên toàn thế giới đều thống nhất tin rằng Lamprey chính là đại diện tiêu biểu cho tổ tiên và chìa khóa dẫn tới lịch sử tiến hóa của loài động vật có xương sống. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất gần đây được thực hiện trên một hóa thạch ấu trùng cá Lamprey từ 300 triệu năm trước có thể làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chúng ta về nguồn gốc và sự tiến hóa của động vật có xương sống. Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Tự nhiên Canada, Đại học Chicago và Bảo tàng Albany ở Nam Phi đã phân tích các hóa thạch nhỏ bé để theo dõi các giai đoạn sống và sự phát triển của cá Lamprey cổ đại, từ khi mới nở, con non đến con trưởng thành. Nghiên cứu mới thực sự khiến chúng ta bất ngờ khi ấu trùng kế thừa hiện đại của cá Lamprey (những con sống sót từ tổ tiên của tất cả các động vật có xương sống còn sống) hoàn toàn khác với những ấu trùng cổ đại của chúng (dựa trên các hóa thạch). "Về cơ bản, chúng tôi đã loại bỏ cá Lamprey khỏi tổ tiên của động vật có xương sống. Vì vậy, bây giờ chúng ta cần một loài thay thế", Tetsuto Miyashita, một nhà cổ sinh vật học của Bảo tàng Thiên nhiên Canada chia sẻ. Bốn ấu trùng hóa thạch cá Lamprey có niên đại khoảng 310 đến 360 triệu năm tuổi được phát hiện sau đó ở Nam Phi và Hoa Kỳ cũng được nghiên cứu càng khẳng định giả thuyết trên của Miyashita. Con nhỏ nhất có kích thước chiều dài 15mm (cỡ móng tay) và vẫn còn mang một túi noãn hoàng (nó chết ngay sau khi nở). Nó có mắt và mút răng, thứ chỉ có trong các loại cá Lamprey hiện đại dành cho con trưởng thành. Theo Michael Coates, đồng tác giả nghiên cứu, những con non (ấu trùng) cổ đại về cơ bản là những con trưởng thành thu nhỏ. Điều này có nghĩa là các đặc điểm tiến hóa của cá Lamprey hiện đại rất khác biệt. Nhóm nghiên cứu tin rằng cá Lamprey không còn có thể được coi là loài chính cho sự tiến hóa của tất cả các loài động vật có xương sống. Họ cho rằng loài cá bọc thép (là một chi cá da phiến tuyệt chủng, từng tồn tại vào cuối kỷ Devon, khoảng 380-360 triệu năm trước) có thể là đại diện tốt hơn nhiều cho tổ tiên của động vật có xương sống. Theo Thạch Thảo Dân Việt







Phat hien moi nhat ve au trung ca hoa thach gay "chan dong" ve nham lan to tien cua dong vat co xuong song


Hoa thach au trung co dai cua loai ca da tuyet chung vua duoc phat hien o Nam Phi va Hoa Ky khien gioi khoa hoc the gioi "chan dong" khi co kha nang phai viet lai lich su tien hoa cua dong vat co xuong song.

Phát hiện mới nhất về ấu trùng cá hóa thạch gây "chấn động" về nhầm lẫn tổ tiên của động vật có xương sống

Hóa thạch ấu trùng cổ đại của loài cá đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở Nam Phi và Hoa Kỳ khiến giới khoa học thế giới "chấn động" khi có khả năng phải viết lại lịch sử tiến hóa của động vật có xương sống.
Phát hiện mới nhất về ấu trùng cá hóa thạch gây chấn động về nhầm lẫn tổ tiên của động vật có xương sống
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: