Mỹ - Các nhà khoa học nhân bản thành công chồn sương chân đen nguy cấp với tế bào bảo quản đông lạnh lấy từ động vật đã chết cách đây 3 thập kỷ.
Đây là lần đầu tiên một loài nguy cấp bản xứ được nhân bản ở Mỹ. Thành tựu trên là cột mốc lớn trong công tác bảo tồn chồn sương chân đen, loài chồn bản xứ duy nhất ở Bắc Mỹ. Chúng từng sinh sống ở những dải đất rộng lớn khắp miền tây nước Mỹ, nhưng số lượng ngày càng giảm do nông dân và người chăn nuôi gia súc tiêu diệt con mồi chủ yếu của chúng là cầy thảo nguyên. Vào thập niên 1970, chồn sương chân đen được cho là tuyệt chủng. Sau đó, năm 1981, một con chó dẫn các nhà khoa học tới chỗ quần thể bao gồm 18 con chồn sương ở khu đất thuộc bang Wyoming.Những con chồn sống sót trở thành cơ sở của chương trình nhân giống nuôi nhốt do Cơ quan Cá và Động vật hoang dã bang Colorado quản lý. Từ sau đó, chồn sương chân đen được tái giới thiệu ở 8 bang thuộc vùng Đại Bình nguyên. Nhưng chỉ có 7 con trong đàn chồn sương hoang dã sinh sản và tất cả chồn sương còn sống đều có họ gần với nhau. Hiện nay, quần thể chồn sương hoang dã chỉ có khoảng 400 - 500 cá thể, theo Pete Gober, điều phối viên khôi phục chồn sương chân đen của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã bang Colorado.Cá thể mới nhân bản mang tên Elizabeth Ann là bản sao di truyền của con chồn cái hoang dã tên Willa, chết vào giữa thập niên 1980 ở bang Wyoming và không còn hậu duệ nào còn sống. Tế bào của nó được bảo quản đông lạnh ở Frozen Zoo, chương trình của tổ chức San Diego Zoo Global chuyên thu thập mẫu vật từ 1.100 loài hiếm quý và nguy cấp trên khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể nhân giống Elizabeth Ann và đưa con non của nó vào tự nhiên để tăng cường đa dạng di truyền cho quần thể hoang dã.Thành công của dự án cho thấy nhân bản có thể là công cụ thích hợp để bảo tồn động vật, theo Ryan Phelan, giám đốc điều hành công ty nhân bản Revive and Restore. Dự án cũng chứng minh tầm quan trọng của bảo tồn tế bào từ các loài hiếm quý và nguy cấp, Oliver Ryder, giám đốc di truyền bảo tồn của vườn thú San Diego, nhấn mạnh. Chồn sương chân đen đối mặt với mối đe dọa từ dịch bệnh do vi khuẩn trên bọ chét ký sinh gây ra. Các nhà nghiên cứu hy vọng việc tăng cường đa dạng di truyền có thể giúp loài vật tăng đề kháng với mầm bệnh.Quá trình nhân bản bắt đầu bằng cách lấy trừng từ chồn sương nuôi nhốt gây mê thuộc loài liên quan để tránh gây nguy hiểm cho những con chồn sương chân đen cái nguy cấp. Các nhà khoa học sẽ nuôi cấy trứng, sử dụng ống hút để tách nhân và vật liệu di truyền. Sau khi chuyển vật liệu di truyền trong tế bào của Willa vào mỗi trứng, các nhà khoa học sẽ tạo kích thích bằng dòng điện để thúc đẩy trứng phân chia. Phôi thai từ quá trình này sẽ được cấy vào chồn sương nuôi nhốt.Elizabeth Ann chào đời hôm 10/12 tại Trung tâm bảo tồn chồn sương chân đen của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Colorado. Kết quả xét nghiệm cho thấy nó rất khỏe mạnh. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi và hy vọng có thể nhân giống nó. Nếu tất cả thuận lợi, con cháu của Elizabeth Ann có thể được thả về tự nhiên vào năm 2024 hoặc 2025.An Khang (Theo National Gographic)
Tôm hùm đất tự nhân bản xâm chiếm nghĩa trang Bỉ
Nhan ban chon suong nguy cap tu te bao dong lanh 30 nam
My - Cac nha khoa hoc nhan ban thanh cong chon suong chan den nguy cap voi te bao bao quan dong lanh lay tu dong vat da chet cach day 3 thap ky.
Nhân bản chồn sương nguy cấp từ tế bào đông lạnh 30 năm
By www.tincongnghe.net
Mỹ - Các nhà khoa học nhân bản thành công chồn sương chân đen nguy cấp với tế bào bảo quản đông lạnh lấy từ động vật đã chết cách đây 3 thập kỷ.