Vật thể có biệt danh Farfarout được phát hiện lần đầu tiên năm 2018, ở cách Mặt Trời 140 đơn vị thiên văn (AU), xa hơn bất kỳ vật thể nào từng được quan sát.
Độ sáng của Farfarout hé lộ vật thể này rộng 400 km, hầu như không đủ để xếp vào nhóm hành tinh lùn. Nhưng ước tính khoảng cách trên dựa theo giả định vật thể cấu tạo phần lớn từ băng và giả định đó có thể thay đổi sau khi quan sát thêm. So với Farfarout, sao Diêm Vương quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 39 AU. AU là khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời, bằng khoảng 150 triệu km.Các nhà nghiên cứu đã thu thập đủ dữ liệu bổ sung để xác nhận sự tồn tại của Farfarout và chắc chắn về quỹ đạo của nó. Kết quả là Farfarout được đặt tên bởi Trung tâm hành tinh nhỏ tại Cambridge, Massachusetts, nơi chuyên nhận dạng, đặt tên và tính toán quỹ đạo của các vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời. Trung tâm thông báo việc đặt tên hôm 10/2. Theo đó, Farfarout có tên chính thức là 2018 AG37."Quỹ đạo của Farfarout quanh Mặt Trời mất tới một thiên niên kỷ", David Tholen, nhà thiên văn học ở Đại học Hawaii, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. "Do quỹ đạo dài này, Farfarout di chuyển rất chậm trên bầu trời, cần vài năm quan sát để xác định chính xác đường bay của nó".Nhóm nhà thiên văn học quan sát Farfarout bằng kính viễn vọng Subaru 8 m ở Maunakea, theo dỡi quỹ đạo của nó với kính viễn vọng Gemini Bắc và Magellan. "Với những cải tiến trong vài năm qua của camera kỹ thuật số lớn trên kính viễn vọng, có thể phát hiện hiệu quả vật thể xa xôi như Farfarout", Scott Sheppard, nhà khoa học chuyên nghiên cứu vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời ở Viện Khoa học Carnegie, chia sẻ.Hiện nay, Farfarout ở cách Mặt Trời 132 AU. Quỹ đạo của nó có hình elip và nó di chuyển giữa hai đầu quỹ đạo dưới ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của sao Hải Vương. Theo Chad Trujillo, nhà thiên văn học ngoại hành tinh ở Đại học Bắc Arizona, nhiều khả năng Farfarout bị văng ra vành ngoài hệ Mặt Trời do tới quá gần sao Hải Vương trong quá khứ xa xôi. Farfarout có thể sẽ tương tác lần nữa với sao Hải Vương trong tương lai do quỹ đạo của chúng vẫn giao nhau.Kỷ lục khoảng cách của Farfarout được ghi nhận dựa trên vị trí hiện nay của nó. Có một số vật thể khác như hành tinh lùn Sedna, ở xa Mặt Trời hơn nhiều so với Farfarout tại một số điểm trên quỹ đạo.An Khang (Theo Space)
Thiên thể hiếm lai giữa sao chổi và tiểu hành tinhQuỹ đạo kỳ lạ của các thiên thể ở rìa hệ Mặt Trời
Thien the xa nhat trong he Mat Troi
Vat the co biet danh Farfarout duoc phat hien lan dau tien nam 2018, o cach Mat Troi 140 don vi thien van (AU), xa hon bat ky vat the nao tung duoc quan sat.
Thiên thể xa nhất trong hệ Mặt Trời
By www.tincongnghe.net
Vật thể có biệt danh Farfarout được phát hiện lần đầu tiên năm 2018, ở cách Mặt Trời 140 đơn vị thiên văn (AU), xa hơn bất kỳ vật thể nào từng được quan sát.