So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt?

Dòng Galaxy S21 mới nhất và mạnh nhất của Samsung cuối cùng đã đến tay các reviewer. Bên cạnh thiết kế mới mẻ, hệ thống camera được nâng cấp, và hiệu năng “đỉnh của chóp”, vẫn còn rất nhiều thứ để bạn khám phá.


Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ có trải nghiệm giống như khi sử dụng dòng sản phẩm này.


Vẫn như mọi năm, dòng điện thoại flagship của Samsung có hai biến thể. Chúng gần như giống nhau về mọi mặt, trừ một khác biệt quan trọng: vi xử lý Snapdragon và Exynos.


Tại thị trường Bắc Mỹ và Hàn Quốc, người tiêu dùng sẽ được trên tay những chiếc S21 Ultra với chip Snapdragon 888, trong khi phần còn lại của thế giới phải chấp nhận con chip Exynos 2100.


Từ trước đến nay, phiên bản Exynos của dòng Galaxy S luôn kém cạnh hơn phiên bản Qualcomm. Năm nay liệu có khác biệt?


Sự khác biệt giữa vi xử lý Snapdragon 888 và Exynos 2100


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 1.

Cả hai chipset này có rất nhiều điểm chung. Từ quy trình sản xuất EUV 5nm, cho đến việc sử dụng các nhân CPU Arm Cortex mới nhất, cũng như tích hợp modem 5G. Việc chuyển sang quy trình 5nm đã mang lại một sự cải thiện đáng kể về hiệu suất, và qua đó giúp kéo dài thời lượng pin.


Năm nay, chipset Exynos 2100 thể hiện một bước tiến lớn đối với Samsung. Công ty này đã hoàn toàn loại bỏ các nhân Mongoose tuỳ biến của mình để thay bằng các nhân Cortex của Arm. Nhờ đó, hiệu năng của Exynos 2100 tăng rõ rệt so với thế hệ trước.


Snapdragon 888 và Exynos 2100 nhìn chung tương đồng nhau xét về mặt CPU. Cả hai đều sử dụng một nhân chỉnh là Cortex X1, trong đó Snapdragon 888 có xung nhịp 2.84GHz, còn Exynos 2100 cao hơn một chút, 2.9GHz.


Tiếp theo, có 3 nhân Cortex A78 đảm đương những tác vụ thường ngày. Trên Snapdragon 888, các nhân này có xung nhịp 2.4GHz. Exynos 2100, một lần nữa, có xung nhịp cao hơn, 2.8GHz.


Cuối cùng, có 4 nhân Cortex A55 đảm nhiệm các hoạt động chạy ngầm. Chúng lần lượt có xung nhịp 1.8GHz và 2.2GHz trên Snapdragon 888 và Exynos 2100.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 2.

Những điểm khác biệt lớn nhất nằm ở phần GPU: Adreno 660 trên Snapdragon 888 và ARM Mali-G78 MP14 trên Exynos 2100. GPU luôn là nơi chip Exynos tụt lại đằng sau các đối thủ Snapdragon. Samsung gần đây đã ký kết thoả thuận cấp phép với AMD để giải quyết tình trạng này trong tương lai. Còn ở thời điểm này, Samsung hứa hẹn hiệu năng đồ hoạ cao hơn 40% so với thế hệ trước.


Các bài benchmark thông thường


Để so sánh một cách công bằng nhất, hai biến thể Snapdragon và Exynos của Galaxy S21 Ultra sẽ được đặt ở độ phân giải mặc định Full HD. Tuỳ chọn tỉ lệ khung hình động (adaptive frame rate) cũng được kích hoạt, cho phép thiết bị đẩy lên mức tối đa 120Hz.


Bên dưới cũng sẽ có kết quả các bài benchmark từ các điện thoại hiệu năng khủng nhất của năm ngoái, với đủ mọi chipset, bên cạnh hai mẫu S21 Ultra mà chúng ta đề cập ở trên. Nhờ đó, bạn có thể hình dung được mức cải thiện qua từng năm, cũng như thấy được chính xác những chiếc điện thoại này nằm ở đâu trong hệ sinh thái smartphone rất rộng lớn hiện nay.


Bắt đầu với loạt bài benchmark thông thường, chúng ta sẽ chọn Geekbench 5. Bài benchmark tập trung vào CPU này được thiết kế để thử hiệu năng tính toán, và kết quả ai cũng đoán được. Với thiết kế CPU tương tự nhưng xung nhịp cao hơn, Exynos 2100 vượt lên trước Snapdragon 888. Nó đạt 1.109 điểm so với 1.098 điểm mà Galaxy S21 Ultra bản Snapdragon thu được.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 3.

Các bài benchmark đa nhân cũng đi theo chiều hướng tương tự, trong đó Exynos 2100 ghi được hơn gần 300 điểm so với Snapdragon 888. Xung nhịp cao hơn đồng nghĩa các mẫu Galaxy S21 Ultra được trang bị chipset Exynos 2100 sẽ vượt trội hơn về các tác vụ tính toán nặng.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 4.

Ưu thế GPU của Snapdragon 888 thể hiện trong bài benchmark 3D Mark chuyên về GPU. Tuy nhiên, năm nay, khoảng cách đã nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách giữa Snapdragon 865 và Exynos 990 năm ngoái. Adreno 660 của Snapdragon 888 đạt 7.895 điểm, so với 7.761 điểm của Mali G78 trên Exynos 2100. Khoảng cách này hẹp hơn nhiều so với gần 350 điểm khác biệt giữa các chipset năm ngoái.


Cuối cùng, chuyển sang AnTuTu. Bài benchmark hệ thống phổ biến này sẽ cho chúng ta biết điểm số toàn diện. Nó được xây dựng dựa trên một loạt các tham số bao gồm hiệu năng CPU và GPU, ngoài ra còn test cả bộ nhớ và các tác vụ UX nữa. Từ lâu, AnTuTu đã được sử dụng để đánh giá hiệu năng của hàng loạt các điện thoại sử dụng nhiều chipset khác nhau.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 5.

Trong bài test này, Galaxy S21 Ultra với chip Snapdragon 888 vượt lên khá xa nhờ GPU nhanh hơn - GPU mạnh hơn còn giúp cải thiện trải nghiệm người dùng nói chung, bao gồm việc xử lý hình ảnh. Chiếc điện thoại này đạt 701.672 diểm so với 644.316 điểm của Exynos 2100.


Khá thú vị là cả hai điện thoại đều cho thấy một bước nhảy lớn về hiệu năng so với các mẫu năm ngoái, đặc biệt là đối với S21 Ultra sử dụng chip Exynos 2100. So với năm ngoái, điểm AnTuTu của Exynos 2100 đã tăng vọt 155.475 điểm.


Bài benchmark Speed Test G


Hãy chuyển sang bài benchmark Speed Test G. Đây là công cụ đánh giá hiệu năng độc lập của trang Android Authority, kết hợp những tinh tuý của các công cụ benchmark hiện có và loại bỏ bất kỳ yếu tố thiên vị nào có tồn tại. Toàn bộ bài test được Android Authority tự thực hiện, có nghĩa là không công ty nào có khả năng tối ưu để tăng điểm số đạt được cả.


Trong bài benchmark đầu tiên, hai điện thoại sẽ đối đầu nhau và chúng ta sẽ lấy kết quả trung bình của 10 lần chạy. Sau 10 bài test nhỏ, kết quả khá trùng khớp với dự đoán, trừ một ngoại lệ.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 6.

Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy bản Snapdragon 888 hoàn thành các bài test trong 36,23 giây - một con số tuyệt vời. Tuy nhiên, bản Exynos 2100 cũng chỉ chậm hơn 1 giây mà thôi (do bài test CPU), tức 37,82 giây. Điều đó cho thấy hiệu năng của Exynos 2100 bắt đầu giảm nhanh hơn so với Snapdragon 888.


Các kết quả khác, như GPU, cũng tương đồng với dự đoán. Adreno 660 giúp thực thi 10 bài test tốc độ G trong 26,28 giây, còn Mali G78 mất đến 34,43 giây. So với Exynos 990, đó là một bước tiến đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đủ để bắt kịp Snapdragon 888.


Test sức bền


Chuyển sang bài benchmark sức bền của Speed Test G. Đây là bài benchmark khá nặng, có thể gọi là tra tấn điện thoại cũng được, bởi nó đẩy CPU và GPU đến giới hạn từ mức pin 100% cho đến khi cạn sạch.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 7.

Nhìn vào dữ liệu, bạn có thể thấy S21 Ultra dùng chip Snapdragon 888 nhanh hơn đáng kể so với biến thể Exynos 2100. Nó không chỉ hoàn thành các bài test nhanh hơn, mà hiệu năng cũng được duy trì ổn định hơn so với Exynos 2100, vốn bắt đâu giảm mạnh về hiệu năng vào khoảng lần chạy thứ 14 của bài benchmark Speed Test G.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 8.

Hơn nữa, hiệu năng của Snapdragon 888 cũng được duy trì tốt xuyên suốt toàn bộ quá trình benchmark.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 9.

Cuối cùng là về thời lượng pin: hiệu năng cao hơn khiến pin của biến thể Snapdragon 888 nhanh cạn hơn, nhưng sự khác biệt giữa hai biến thể là không quá lớn. Tuy nhiên, khi "đạp hết ga", Snapdragon 888 duy trì được 199 phút, kém đến 27 phút so với biến thể Exynos vốn duy trì được 226 phút.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 10.

Quá trình test cho thấy biến thể Snapdragon 888 bắt đầu xảy ra tình trạng bóp hiệu năng sau khoảng 38 phút chạy hết sức. Trong khi đó, biến thể Exynos xảy ra tình trạng này sớm hơn nhiều, vào khoảng phút thứ 25. Tuy nhiên, nhờ đó mà mức tiêu thụ điện năng của nó cũng thấp hơn, cho phép nó sống lâu hơn gần nửa tiếng.


Snapdragon 888 hay Exynos 2100: biến thể nào nhanh hơn?


Samsung đã đạt được một bước tiến lớn với chipset Exynos 2100. Dù vẫn chậm hơn so với Snapdragon 888, sự khác biệt hiệu năng giữa hai chipset không còn quá lớn như các mẫu trước. Người dùng sẽ không còn cảm thấy thất vọng nữa khi không thể mua được bản Qualcomm.


So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt? - Ảnh 11.

Hiệu năng CPU trên cả hai điều thoại nhìn chung ngang ngửa nhau, đồng nghĩa hiệu năng sử dụng thường ngày sẽ tương đương. Nhưng nếu bạn chơi game nhiều, phiên bản Snapdragon vẫn là lựa chọn hợp lý hơn, nếu bạn có thể tìm được.


Tuy nhiên với việc Samsung mua giấy phép sử dụng công nghệ Radeon của AMD nhằm cải thiệu hiệu năng GPU, thế hệ tiếp theo của những chipset Exynos hứa hẹn sẽ có sức mạnh ngang bằng hoặc thậm chí là vượt trội so với Qualcomm.


Tham khảo: AndroidAuthority


Lấy link







So sanh Samsung Galaxy S21 Ultra phien ban Snapdragon vs Exynos: do chenh lech ve hieu nang co con khac biet?


Dong Galaxy S21 moi nhat va manh nhat cua Samsung cuoi cung da den tay cac reviewer. Ben canh thiet ke moi me, he thong camera duoc nang cap, va hieu nang “dinh cua chop”, van con rat nhieu thu de ban kham pha.

So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt?

Dòng Galaxy S21 mới nhất và mạnh nhất của Samsung cuối cùng đã đến tay các reviewer. Bên cạnh thiết kế mới mẻ, hệ thống camera được nâng cấp, và hiệu năng “đỉnh của chóp”, vẫn còn rất nhiều thứ để bạn khám phá.
So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra phiên bản Snapdragon vs Exynos: độ chênh lệch về hiệu năng có còn khác biệt?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: