CPU binning là gì ? Tại sao nó ảnh hưởng đến việc ép xung CPU ?

Có thể bạn không biết, mỗi khi mua một CPU desktop, bạn cũng sẽ nhận được một lượt quay may mắn gọi là “xổ số silicon”...


Có thể bạn không biết, mỗi khi mua một CPU desktop, bạn cũng sẽ nhận được một lượt quay may mắn gọi là “xổ số silicon”. Hai CPU của cùng tên có thể hoạt động khác nhau khi bị đẩy đến giới hạn xung nhịp của chúng do một thứ gọi là “CPU binning”.



Binning là gì?

Binning là một quá trình phân loại trong đó các chip hoạt động tốt nhất sẽ được chọn ra từ các chip có hiệu suất thấp hơn. Quá trình này có thể được sử dụng cho CPU, GPU (card đồ họa) và RAM.



Giả sử bạn muốn sản xuất và bán hai mẫu CPU khác nhau: một loại nhanh và đắt, và một loại khác chậm hơn nhưng giá rẻ. Bạn có nên thiết kế hai mẫu CPU khác nhau và sản xuất chúng riêng biệt không? Tại sao phải làm vậy khi bạn chỉ có thể sử dụng “binning?”



Quy trình sản xuất không bao giờ hoàn hảo, đặc biệt là ở mức độ một phần tỉ mét để sản xuất CPU. Khi bạn sản xuất những CPU nhanh và đắt tiền, bạn sẽ nhận được một số sản phẩm không thể chạy ở tốc độ cao nhất. Lúc này, bạn có thể điều chỉnh chúng để chạy ở tốc độ chậm hơn và bán chúng với giá rẻ hơn.



Ví dụ cụ thể: Bạn định sản xuất Core i7-10700. Nhưng khi chạy thử của, có vài nhân không chạy được hoặc chạy không đủ mức xung 3.8GHz. Tuy nhiên, con chip này vẫn có thể hoạt động khá tốt, và sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc nếu vứt nó đi. Vì vậy, miếng silicon này “binning”, vô hiệu hóa vài nhân và đóng mác Core i5, nơi nó sẵn sàng cạnh tranh với các chip khác.



Tạo ra một bộ xử lý là một quá trình phức tạp, tốn thời gian và tốn kém là một chuyện, vứt bỏ tất cả các CPU không đạt yêu cầu nhưng vẫn hoạt động được còn tạo ra một lượng chất thải không lồ. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp sản xuất CPU sử dụng quá trình binning.



Ngoài ra, hãy nhớ rằng các thế hệ CPU khác nhau có thể có một (hoặc nhiều) quy trình binning khác nhau. Các ví dụ mà chúng tôi đề cập ở trên chỉ nhằm mục đích minh họa — đó không nhất thiết là những gì xảy ra với mọi thế hệ CPU.



Binning ảnh hưởng gì đến việc ép xung?

Đối với bất kỳ ai không ép xung CPU của họ, nhà sản xuất chip binning hay không cũng không ảnh hưởng gì đến họ. Bạn sẽ nhận được chiếc CPU hoạt động ở đúng xung nhịp và đúng số nhân bạn thấy trên vỏ hộp.





CPU binning là gì ? Tại sao nó ảnh hưởng đến việc ép xung CPU ?

Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc ép xung, binning có thể trở thành vấn đề “xổ số silicon” như đề cập ở đầu bài viết. Ngày trước có cách kích hoạt để các nhân bị vô hiệu hóa có thể hoạt động trở lại, nhưng hiện nay điều này cực kỳ hiếm vì các nhân bị vô hiệu hóa về mặt vật lý thông qua quá trình cắt laser. Một kết quả phổ biến hơn là con chip sẽ hoạt động ở tần số cao hơn mong đợi.



Điều này có nghĩa là hai bộ vi xử lý Ryzen 7 đặt ngay cạnh nhau trên kệ hàng có thể có kết quả ép xung rất khác nhau. Một cái có thể hoạt động nhanh hơn, nhưng cũng nóng hơn nhiều so với bình thường, trong khi cái kia hoạt động như mong đợi dựa trên tốc độ tăng tốc của bộ xử lý.



Mỗi CPU đều khác biệt, đó là lý do tại sao nó được gọi là “xổ số”. Nếu bạn muốn tìm hiểu xem mình đạt giải gì trong “xổ số silicon”, hãy xem hướng dẫn ép xung của chúng tôi. Bạn đọc lưu ý rằng ép xung làm mất hiệu lực bảo hành của CPU. Cũng bởi vậy, việc “cào vé xổ số silicon” không phải dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó có thể đáng giá nếu bạn CPU của bạn đã cũ và bạn coi đây là bản “nâng cấp nhẹ”. Ngay cả khi bạn không quan tâm đến việc ép xung, ít nhất bây giờ bạn biết binning là gì!



Tham khảo: Howtogeek.com









CPU binning la gi ? Tai sao no anh huong den viec ep xung CPU ?


Co the ban khong biet, moi khi mua mot CPU desktop, ban cung se nhan duoc mot luot quay may man goi la “xo so silicon”...

CPU binning là gì ? Tại sao nó ảnh hưởng đến việc ép xung CPU ?

Có thể bạn không biết, mỗi khi mua một CPU desktop, bạn cũng sẽ nhận được một lượt quay may mắn gọi là “xổ số silicon”...
CPU binning là gì ? Tại sao nó ảnh hưởng đến việc ép xung CPU ?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: