Phát hiện nhiều bộ xương bị gãy nát của người dân Anh vào thế kỷ 13

Những bộ xương vừa được khai quật từ ba nghĩa địa cho thấy người nghèo ở Cambridge, Anh, đã có cuộc sống vô cùng khắc nghiệt vào thời trung cổ.


Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp chiếu X quang và nhận thấy rằng người dân lao động gặp nhiều rủi ro bị thương tích thân thể nhiều hơn những người có tiền làm từ thiện.Nhóm nghiên cứu của Trường đại học Cambridge cho biết ở một nghĩa địa dành cho người nghèo, những bộ xương có tỷ lệ chấn thương xương là cao nhất. Có đến 44% người lao động được chôn ở đây bị gãy xương, so với 32% ở một nghĩa trang khác của những người có tiền làm từ thiện được chôn cùng với các giáo sĩ. Còn ở nghĩa địa dành cho người ốm yếu và nghèo khổ thì tỷ lệ thương tích ít hơn, chỉ khoảng 27%.Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jenna Dittma cho biết có những người dành cả ngày dài lao động chân tay cực nhọc. Ở thành phố, đó là những người thợ xây, thợ rèn hoặc các công việc phổ thông khác. Ở nông thôn, họ làm việc từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời mọc với các công việc không kém phần nặng nhọc, như là nghiền xương trên cánh đồng hoặc chăn nuôi gia súc. Tất cả những khu chôn cất này đều nằm trong địa phận trung tâm thành phố cổ. Có 314 bộ xương, đều được chôn từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Cambridge thời đó cơ bản là một thành phố thuộc tỉnh, có nhiều nghệ nhân, thương gia và nông dân. Vào khoảng giữa thế kỷ XIII, dân số ở đây khoảng 2.500 đến 4.000 người.Trẻ em lên 12 tuổi thường đã bắt đầu làm những công việc như người lớn, vì vậy những đối tượng trẻ hơn đã được loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các vết gãy, nứt trên các bộ xương đều được ghi chép lại cẩn thận. Nứt xương xảy ra phổ biến ở các bộ xương của nam giới (40%) nhiều hơn ở nữ giới (26%). Mặc dù người nghèo bị rạn xương nhiều nhất, nhưng thương tích nghiêm trọng lại xảy ra với một thầy dòng được cho là chết trong một tai nạn xe kéo. Người này được xác định là thầy dòng nhờ vào nơi chôn cất và khóa thắt lưng của ông ta. Tiến sĩ Dittmar cho biết cả hai xương đùi của ông ta đều có vết rạn đến một nửa. Xương đùi là xương lớn nhất trên cơ thể. Cho dù là nguyên nhân gì gây ra vết nứt như vậy thì hẳn phải là rất nghiêm trọng, và có thể chính vì vậy mà ông ta đã chết.Ngày nay, các bác sĩ có thể thấy thương tích như vậy ở những người bị tai nạn giao thông. Vì thế, phỏng đoán dễ nhất là ông ta đã gặp tai nạn từ xe kéo, có thể là một con ngựa đã lồng lên và xe ngựa đã đâm vào ông ta. Một thầy dòng khác có các vết nứt trên xương cánh tay và chấn thương kín trên hộp sọ, có thể do một người khác gây ra. Một bộ xương phụ nữ ở nghĩa địa người nghèo có những dấu hiệu của bạo lực gia đình. Xương sườn, xương hàm và xương sống có những vết nứt đã lành trước khi bà ta chết.Nghĩa địa này thời đó ở gần khu vực tiếp giáp giữa nông thôn và thành thị. Rất có thể đàn ông cày ruộng do trâu, bò kéo trên cánh đồng hoặc khuân vác các khối đá, dầm gỗ phục vụ xây dựng ở thành phố. Rất nhiều phụ nữ ở đây cũng phải làm công việc nặng nhọc như chăn gia súc, làm đồng bên cạnh việc nhà. Những dấu vết như vậy khó có thể tìm thấy ở những thời kỳ lịch sử khác. Tuy nhiên, ở vào thời trung cổ ở vùng đất này thì chấn thương nghiêm trọng như vậy rất phổ biến. Những người sống dưới đáy xã hội có cuộc sống vất vả nhất, nhưng nhìn chung cuộc sống là vất vả với tất cả mọi người khi đó. Phạm Hường Theo The Sun







Phat hien nhieu bo xuong bi gay nat cua nguoi dan Anh vao the ky 13


Nhung bo xuong vua duoc khai quat tu ba nghia dia cho thay nguoi ngheo o Cambridge, Anh, da co cuoc song vo cung khac nghiet vao thoi trung co.

Phát hiện nhiều bộ xương bị gãy nát của người dân Anh vào thế kỷ 13

Những bộ xương vừa được khai quật từ ba nghĩa địa cho thấy người nghèo ở Cambridge, Anh, đã có cuộc sống vô cùng khắc nghiệt vào thời trung cổ.
Phát hiện nhiều bộ xương bị gãy nát của người dân Anh vào thế kỷ 13
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: