Nguyên nhân cuốn chiếu xâm chiếm đường tàu Nhật mỗi 8 năm

Cuốn chiếu tàu sống theo chu kỳ hiếm nên cứ sau 8 năm, hàng loạt con trưởng thành lại tràn lên mặt đất, buộc nhiều đoàn tàu dừng bánh.


Mỗi 8 năm, vào mùa thu, một "đội quân" cuốn chiếu tràn ra các đường tàu ở vùng núi Nhật Bản. Những sinh vật nhỏ bé này chỉ dài khoảng 3 cm nhưng đã buộc nhiều đoàn tàu phải dừng bánh. Vì vậy, chúng có biệt danh là cuốn chiếu tàu (Parafontaria laminata armigera).Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Royal Society Open Science hôm 13/1 hé lộ, loài vật này sống theo chu kỳ 8 năm hiếm gặp. Điều này vô cùng đặc biệt vì trước đó, ve sầu định kỳ là sinh vật duy nhất được phát hiện có chu kỳ dài như vậy.Nhà sinh thái Keiko Niijima, trưởng nhóm nghiên cứu, bắt đầu quan sát cuốn chiếu tàu năm 1972 tại núi Yatsu và Yanagisawa. Nhóm nghiên cứu khảo sát hai địa điểm này 1-5 lần mỗi năm cho đến năm 2016. Họ đào đất ở nhiều độ sâu khác nhau để thu thập cuốn chiếu.Cuốn chiếu tàu đẻ trứng trong lòng đất. Sau khi nở, chúng trải qua 7 giai đoạn khác để trưởng thành và chui ra khỏi lòng đất. Thời gian phát triển từ trứng đến khi trưởng thành là 8 năm, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng một năm. Trong quá trình này, chúng ngủ đông vào mùa đông và lột xác vào mùa hè.Cuốn chiếu tàu tràn lên mặt đất vào tháng 9 và tháng 10, đôi khi di chuyển tới 50 m để chơi đùa. Sau đó chúng ngủ đông rồi giao phối vào cuối xuân. Đến tháng 8, con cái đã đẻ 400-1.000 quả trứng. Lúc này, toàn bộ con trưởng thành cũng chết và một chu kỳ mới kéo dài 8 năm bắt đầu.Chu kỳ 8 năm của cuốn chiếu tàu không đồng bộ mà thay đổi tùy địa điểm. Nhóm nghiên cứu ước tính có 7 nhóm cuốn chiếu tàu ở các vùng núi thuộc miền trung Nhật Bản. Chúng bắt đầu chu kỳ vào những năm khác nhau. Tuy nhiên, cuốn chiếu tàu không di chuyển xa nên mỗi đường tàu ở một khu vực sẽ chỉ gặp một nhóm cuốn chiếu.Cuốn chiếu tàu là động vật chân khớp không phải côn trùng đầu tiên được ghi nhận sống theo chu kỳ như vậy. Động vật chân khớp nói chung và côn trùng nói riêng chiếm tỷ lệ lớn trong số tất cả động vật trên Trái Đất nhưng các nhà khoa học mới chỉ nhận diện được khoảng 1/5. Vì vậy, có thể còn nhiều loài vật sống theo chu kỳ dài mà họ cần khám phá.Thu Thảo (Theo Science Alert) Vượn cáo nhai cuốn chiếu độc để tăng hưng phấnLoài cuốn chiếu lớn nhất thế giới







Nguyen nhan cuon chieu 'xam chiem' duong tau Nhat moi 8 nam


Cuon chieu tau song theo chu ky hiem nen cu sau 8 nam, hang loat con truong thanh lai tran len mat dat, buoc nhieu doan tau dung banh.

Nguyên nhân cuốn chiếu 'xâm chiếm' đường tàu Nhật mỗi 8 năm

Cuốn chiếu tàu sống theo chu kỳ hiếm nên cứ sau 8 năm, hàng loạt con trưởng thành lại tràn lên mặt đất, buộc nhiều đoàn tàu dừng bánh.
Nguyên nhân cuốn chiếu xâm chiếm đường tàu Nhật mỗi 8 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: